Chiêm ngưỡng trang trại lợn rừng hữu cơ độc đáo ở Việt Nam

Với quy mô diện tích trên 120ha/hệ thống 2 trang trại, đang chăn nuôi trên 12.000 con lợn rừng và 5.000 gà rừng, Trang trại lợn rừng NTC của Công ty CP Phát triển khoa học kỹ thuật NTC Việt Nam hiện là một trang trại chăn nuôi hữu cơ quy mô lớn hiếm có ở Việt Nam.
Tại hệ thống trang trại lợn rừng quy mô hơn 12.000 con luôn có hơn 100 công nhân chăn nuôi lành nghề túc trực chăm sóc, phục vụ đàn lợn, mục đích cuối cùng nhằm tạo ra sản phẩm thịt ngon, sạch, chất lượng tốt nhất đến tay “thượng đế”.
Hàng nghìn con lợn mẹ sinh sản thuần chủng F1 đang được nuôi tại hệ thống Trang trại lợn rừng NTC
Anh Hoàng Thắng – Giám đốc Điều hành Công ty NTC cho biết, đến nay, trang trại đã đi vào hoạt động ổn định được 8 năm và hiện cung cấp tới các khách sạn, nhà hàng cao cấp trong nội thành Hà Nội hàng nghìn con/năm.
Trung bình mỗi năm trang trại thu được lợi nhuận khoảng từ 30 – 40 tỷ đồng.
Anh Hoàng Thắng cho biết: Lợn rừng là một loài vật dữ tợn, nhưng qua quá trình nuôi, anh đã thuần dưỡng được loài vật này trở nên hiền lành và gần gũi với người hơn.
Đàn lợn rừng thương phẩm được chăn thả tự nhiên trên các khu đồi, núi đá luôn đảm bảo thịt ngon, thơm hơn lợn rừng nuôi trong chuồng rất nhiều.
Ngoài ra, hiện trang trại cũng đã phát triển thành công mô hình rau rừng, với diện tích khoảng 5ha, trung bình mỗi năm trang trại cung cấp cho thị trường hàng nghìn tấn rau rừng.
Với 100% các loại rau như chùm ngây, rau càng cua, rau mỏ, rau bò khai, rau dớn, hoa chuối rừng, măng rừng…, được trồng hữu cơ, sử dụng phân bón là phân giun quế, sử dụng thiên địch để bắt sâu hại, không sử dụng các loại hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo vệ thực vật.
Thời gian tăng trưởng tới khi thu hoạch rau rừng không dưới 6 tháng, đảm bảo an toàn với độ dinh dưỡng rất cao.
Đàn lợn rừng giống có màu sọc dưa rất đặc trưng.
Từ việc đánh giá được tiềm năng lớn của thị trường thực phẩm sạch và thị hiếu của người tiêu dùng trong nước đang rất cần các sản phẩm có chất lượng tốt, an toàn, ngoài việc đầu tư vào hệ thống 2 trang trại chăn nuôi chính tại xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, Hà Nội và xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Hiện nay, Công ty đang thực hiện dự án phối hợp với bà con nông dân cùng nuôi lợn rừng, gà rừng, trồng cây rau rừng theo hình thức như cung cấp giống lợn rừng, gà rừng cho bà con nông dân.
Bà con được hỗ trợ một phần tiền con giống và chuyển giao công nghệ kỹ thuật, tư vấn thiết kế chuồng trại nuôi lợn rừng, gà rừng; đặc biệt là được bao tiêu thu mua lại con giống và thương phẩm với mức giá ổn định mà không phải lo về đầu ra.
Thức ăn chủ yếu của lợn rừng là cỏ voi, rau rừng và giun quế.
Khu nuôi giun quế rộng hàng nghìn m2 tại trang trại
Tại hệ thống trang trại quy mô lớn này luôn có hàng trăm công nhân túc trực để chăm sóc, dọn vệ sinh cho lợn, gà rừng.
Đặc biệt, khi đàn lợn rừng trong trang trại bị bệnh, công nhân sẽ dùng lá cây thuốc nam để chữa kịp thời, đây là bí quyết mà các trang trại ở Việt Nam khó có được.
Công nhân đang kiểm tra sức khỏe của lợn rừng giống trước khi ra khu nuôi thương phẩm.
Đến thời điểm hiện tại, Trang trại lợn rừng NTC thực hiện dự án phối hợp với 230 hộ dân ở 15 xã tại 4 huyện của Hà Nội như xã Xuân Giang, xã Minh Trí, xã Minh Phú (Sóc Sơn) hay xã Khánh Thượng, xã Đồng Thái (Ba Vì)…
Đáng nói hơn, qua việc liên kết với Công ty và được hướng dẫn kỹ thuật, tập huấn chăn nuôi, nhiều hộ dân đã thoát nghèo, mạnh dạn đầu tư làm ăn lớn, có nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng….
Công nhân đang chăm sóc khu trồng cỏ, rau rừng trước khu nhà điều hành trang trại
Ngoài việc trồng rau, thuốc cho chăm sóc lợn, hàng năm trang trại lợn rừng này còn cung cấp ra thị trường và các nhà hàng, khách sạn cao cấp trong nội thành hàng nghìn tấn rau hữu cơ các loại.
Toàn cảnh hệ thống trang trại chăn nuôi, khu trồng rau, thuốc nguyên liệu rộng trên 100ha.
Có thể bạn quan tâm

Bên lề diễn đàn lần thứ hai về phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam - cơ hội, thách thức và giải pháp - do Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT và Đại sứ quán Hà Lan tổ chức tại TPHCM ngày 28-11, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã trao đổi với ông Ngyễn Văn Hòa, Cục phó Cục Trồng trọt - phụ trách phát triển ca cao, xung quanh vấn đề này.

Năm 2013, huyện Can Lộc đã huy động 125 tỷ đồng đầu tư cho xây dựng NTM; xây dựng được 33 mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả (11 mô hình dự kiến có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm).

Với địa hình miền núi, huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) có lợi thế để phát triển kinh tế vườn đồi kết hợp. Đây là mô hình triển vọng và phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, nên mang lại lợi ích lớn.

Ngày 27/11/2013, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) phối hợp Trạm Khuyến nông huyện tổ chức tổng kết mô hình công nghệ sinh thái quản lý rầy nâu và bệnh virus trên lúa tại ấp Bình Quới, xã Bình Phục Nhứt.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê, nguyên nhân giá tiêu tăng cao trong những ngày qua là do sản lượng hồ tiêu trong năm 2013 của cả nước đạt thấp. Tại vùng chuyên canh hồ tiêu Chư Sê, Chư Pưh (tỉnh Gia Lai), năng suất của niên vụ 2013 chỉ đạt 37,7 tạ/ha, giảm gần 30% so với năng suất niên vụ 2012.