Chiêm ngưỡng trang trại lợn rừng hữu cơ độc đáo ở Việt Nam

Với quy mô diện tích trên 120ha/hệ thống 2 trang trại, đang chăn nuôi trên 12.000 con lợn rừng và 5.000 gà rừng, Trang trại lợn rừng NTC của Công ty CP Phát triển khoa học kỹ thuật NTC Việt Nam hiện là một trang trại chăn nuôi hữu cơ quy mô lớn hiếm có ở Việt Nam.
Tại hệ thống trang trại lợn rừng quy mô hơn 12.000 con luôn có hơn 100 công nhân chăn nuôi lành nghề túc trực chăm sóc, phục vụ đàn lợn, mục đích cuối cùng nhằm tạo ra sản phẩm thịt ngon, sạch, chất lượng tốt nhất đến tay “thượng đế”.
Hàng nghìn con lợn mẹ sinh sản thuần chủng F1 đang được nuôi tại hệ thống Trang trại lợn rừng NTC
Anh Hoàng Thắng – Giám đốc Điều hành Công ty NTC cho biết, đến nay, trang trại đã đi vào hoạt động ổn định được 8 năm và hiện cung cấp tới các khách sạn, nhà hàng cao cấp trong nội thành Hà Nội hàng nghìn con/năm.
Trung bình mỗi năm trang trại thu được lợi nhuận khoảng từ 30 – 40 tỷ đồng.
Anh Hoàng Thắng cho biết: Lợn rừng là một loài vật dữ tợn, nhưng qua quá trình nuôi, anh đã thuần dưỡng được loài vật này trở nên hiền lành và gần gũi với người hơn.
Đàn lợn rừng thương phẩm được chăn thả tự nhiên trên các khu đồi, núi đá luôn đảm bảo thịt ngon, thơm hơn lợn rừng nuôi trong chuồng rất nhiều.
Ngoài ra, hiện trang trại cũng đã phát triển thành công mô hình rau rừng, với diện tích khoảng 5ha, trung bình mỗi năm trang trại cung cấp cho thị trường hàng nghìn tấn rau rừng.
Với 100% các loại rau như chùm ngây, rau càng cua, rau mỏ, rau bò khai, rau dớn, hoa chuối rừng, măng rừng…, được trồng hữu cơ, sử dụng phân bón là phân giun quế, sử dụng thiên địch để bắt sâu hại, không sử dụng các loại hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo vệ thực vật.
Thời gian tăng trưởng tới khi thu hoạch rau rừng không dưới 6 tháng, đảm bảo an toàn với độ dinh dưỡng rất cao.
Đàn lợn rừng giống có màu sọc dưa rất đặc trưng.
Từ việc đánh giá được tiềm năng lớn của thị trường thực phẩm sạch và thị hiếu của người tiêu dùng trong nước đang rất cần các sản phẩm có chất lượng tốt, an toàn, ngoài việc đầu tư vào hệ thống 2 trang trại chăn nuôi chính tại xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, Hà Nội và xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Hiện nay, Công ty đang thực hiện dự án phối hợp với bà con nông dân cùng nuôi lợn rừng, gà rừng, trồng cây rau rừng theo hình thức như cung cấp giống lợn rừng, gà rừng cho bà con nông dân.
Bà con được hỗ trợ một phần tiền con giống và chuyển giao công nghệ kỹ thuật, tư vấn thiết kế chuồng trại nuôi lợn rừng, gà rừng; đặc biệt là được bao tiêu thu mua lại con giống và thương phẩm với mức giá ổn định mà không phải lo về đầu ra.
Thức ăn chủ yếu của lợn rừng là cỏ voi, rau rừng và giun quế.
Khu nuôi giun quế rộng hàng nghìn m2 tại trang trại
Tại hệ thống trang trại quy mô lớn này luôn có hàng trăm công nhân túc trực để chăm sóc, dọn vệ sinh cho lợn, gà rừng.
Đặc biệt, khi đàn lợn rừng trong trang trại bị bệnh, công nhân sẽ dùng lá cây thuốc nam để chữa kịp thời, đây là bí quyết mà các trang trại ở Việt Nam khó có được.
Công nhân đang kiểm tra sức khỏe của lợn rừng giống trước khi ra khu nuôi thương phẩm.
Đến thời điểm hiện tại, Trang trại lợn rừng NTC thực hiện dự án phối hợp với 230 hộ dân ở 15 xã tại 4 huyện của Hà Nội như xã Xuân Giang, xã Minh Trí, xã Minh Phú (Sóc Sơn) hay xã Khánh Thượng, xã Đồng Thái (Ba Vì)…
Đáng nói hơn, qua việc liên kết với Công ty và được hướng dẫn kỹ thuật, tập huấn chăn nuôi, nhiều hộ dân đã thoát nghèo, mạnh dạn đầu tư làm ăn lớn, có nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng….
Công nhân đang chăm sóc khu trồng cỏ, rau rừng trước khu nhà điều hành trang trại
Ngoài việc trồng rau, thuốc cho chăm sóc lợn, hàng năm trang trại lợn rừng này còn cung cấp ra thị trường và các nhà hàng, khách sạn cao cấp trong nội thành hàng nghìn tấn rau hữu cơ các loại.
Toàn cảnh hệ thống trang trại chăn nuôi, khu trồng rau, thuốc nguyên liệu rộng trên 100ha.
Có thể bạn quan tâm

Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có diện tích nuôi tôm khá lớn và chiếm tỷ lệ cao so với các địa phương khác trong cả nước. Trong khi đó, các hồ nuôi tôm chủ yếu đều sử dụng động cơ điện và tiêu tốn một lượng điện năng rất lớn. Trước thực trạng đó, được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Carbon Trust (Anh Quốc), Sở Công thương đã triển khai dự án "Tăng cường năng lực về lập kế hoạch năng lượng bền vững ở miền Trung" (CESEP) tại vùng nuôi tôm cao triều xã Quảng Công (Quảng Điền).

Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang phổ biến rộng rãi hai biện pháp kỹ thuật trong sản xuất lúa đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ khoa học kỹ thuật - “gieo sạ đồng loạt, né rầy” và “gieo mạ mùng”.

Những năm gần đây, trong khi nhãn da bò bị bệnh chổi rồng tấn công gây hại, khiến hầu hết các chủ vườn trồng nhãn da bò lao đao thì tại xã An Hiệp, Châu Thành (Đồng Tháp) một số nhà vườn đã làm giàu nhờ trồng giống nhãn Idor.

Thực hiện chương trình xúc tiến thương mại của ngành nông nghiệp trong năm 2013, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đang thực hiện dự án “Ứng dụng hệ thống chất lượng xây dựng vùng sản xuất nhãn xuồng cơm vàng” tại xã Hòa Hiệp (huyện Xuyên Mộc - Bà Rịa - Vũng Tàu) với tổng kinh phí gần 900 triệu đồng.

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, người nuôi cá và các ngành chức năng đang bối rối khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố phán quyết cuối cùng đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần 8 (POR8) đối với mặt hàng cá tra philê đông lạnh của Việt Nam vào thị trường Mỹ giai đoạn từ 1-8-2010 đến 31-7-2011. Theo đó, mức thuế tăng rất cao khiến cá tra Việt Nam khó có thể xuất khẩu được vào thị trường Mỹ.