Chiêm Ngưỡng Bụi Củ Mì Khổng Lồ

Những ngày qua, nhiều người dân hiếu kỳ kéo đến chùa Phước Thạnh - Cây Dương (ấp Phước Thuận, xã Phước Chỉ, huyện Trảng Bàng - Tây Ninh) để chiêm ngưỡng bụi củ mì khổng lồ nặng trên 90kg, trong đó củ to nhất có chiều dài khoảng 1m, nặng gần 12kg.
Theo bà Tuyển, người làm công quả ở chùa, cây mì này đã được gần 2 năm tuổi, là giống mì cao sản. Ngày 28.7, để chuẩn bị cho ngày lễ Vu Lan sắp đến nên nhà chùa phát quang, dọn dẹp xung quanh cho sạch sẽ. Thấy cây mì trong khuôn viên đất chùa, những người làm công quả đã chặt cây mì với ý định lấy củ để làm bánh.
Sau khi dùng cuốc đào lên, phát hiện một bụi củ mì rất to nên mọi người quyết định giữ nguyên hình dạng cho bụi củ mì khổng lồ này. Dù hết sức cẩn trọng trong khi đào củ, nhưng khi được đưa ra khỏi mặt đất thì một phần cũng đã bị gãy rụng.
Đại diện chùa Phước Thạnh cho biết, sẽ giữ lại bụi củ mì này để cho người dân đến xem.
Có thể bạn quan tâm

50 người nuôi tôm và các khuyến ngư viên cơ sở thuộc các trạm khuyến ngư – khuyến nông ở các huyện, thị, thành phố trên toàn địa bàn tỉnh Khánh Hoà đã được tập huấn kỹ thuật nuôi tôm sú, tôm chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP. Đây là hoạt động do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm khuyến ngư – khuyến nông tỉnh tổ chức trong 2 ngày 14 và 15/10.

Sau khi hoàn thành khâu thu hoạch nuôi thủy sản nước lợ chính vụ, bà con ngư dân các xã Quảng Công, Quảng Ngạn, Quảng An, Quảng Phước và thị trấn Sịa của huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành thả nuôi 210 ha cua trái vụ.

Những năm gần đây, do nuôi tôm thua lỗ nên người dân ven đầm Thủy Triều ở xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã chuyển sang nuôi cá chẽm. Tuy nuôi cá đang mang lại hiệu quả cao nhưng không ít người dân vẫn tỏ ra lo lắng.

Anh Dũng cho biết, lưới được giăng vào buổi tối, đến sáng kéo lưới thì thấy một con cá rất lớn đang nằm trong lưới. Con cá giãy giụa đã làm rách một phần lưới nhưng không thoát được. Anh Dũng đã dùng dây luồn vào mang con cá, buộc lại, rồi nhờ vài người nữa kéo vào bờ.

Học đi đôi với hành sẽ giúp học viên nắm vững kiến thức và có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất. Đây là phương châm của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Cà Mau khi Trung tâm này đang mở các lớp học tại hiện trường về kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn xã Quách Văn Phẩm, huyện Đầm Dơi.