Chia Sẻ Kinh Nghiệm Trồng, Sản Xuất Hoa Kiểng Bon Sai

Vừa qua, tại TP.Sa Đéc, Diễn đàn cây cảnh Việt Nam và Hội Sinh vật cảnh TP.Sa Đéc phối hợp tổ chức Chương trình giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trồng, sản xuất hoa kiểng Bon sai khu vực phía Nam năm 2014.
Các nghệ nhân đã cùng nhau giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm việc trồng, sản xuất hoa kiểng Bon sai như kỹ thuật lai tạo giống mới, cắt ghép cành, các ứng dụng bón phân hữu cơ trong hoa kiểng, thông tin về nhu cầu thị trường; tham quan khu Trung tâm công nghệ sinh học Lan Anh, thăm một số vườn hoa kiểng tại làng hoa Tân Quy Đông cùng một số khu di tích lịch sử của TP.Sa Đéc.
Song song với các hoạt động trên, Hội Sinh vật cảnh TP.Sa Đéc còn chủ trì tổ chức Hội thi cây Bon sai mở rộng thu hút trên 80 tác phẩm nghệ thuật kiểng Bon sai của nghệ nhân khắp các tỉnh phía Nam tham gia.
Diễn đàn cây cảnh Việt Nam là cầu nối quan trọng giữa các nghệ nhân, nhà vườn, người mua và người bán, là nơi hội tụ nghệ nhân khắp mọi miền đất nước cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích về lĩnh vực cây cảnh trong và ngoài nước.
Nguồn bài viết: http://baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE187B31/Chia_se_kinh_nghiem_trong_san_xuat_hoa_kieng_Bon_sai.aspx
Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp thành công với mô hình trồng và bao tiêu sản phẩm rong nho, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Có niềm đam mê riêng là trồng tảo xoắn. Nhờ nghề tay trái, thầy giáo say mê loại tảo “thần kỳ” kiếm thêm cả chục triệu đồng mỗi tháng.

Trang trại tôm của gia đình ông hiện cho thu nhập khoảng 1 tỷ đến 1,5 tỷ đồng/năm. Năm 2019, ông là nông dân được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc.

Hai năm trở lại đây, ông Nguyễn Văn Quang chọn cách làm lạ mà hay là nuôi lươn sinh sản bán trứng ( thay vì bán lươn giống) như trước đây và đã đạt kết quả

Ông Ngô Hữu Phước, 63 tuổi, ngụ ấp Đông Hậu, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long chuyên nuôi cá nước ngọt. Năm 2019 ông tiến hành nuôi ruồi lính đen