Chị Viên làm giàu từ chăn nuôi

Theo chân cán bộ xã Quyết Thắng, chúng tôi đến tham quan mô hình chăn nuôi lợn của gia đình chị Nông Thị Viên. Được “mục sở thị” trang trại chăn nuôi quy mô, khoa học với đàn lợn lên đến gần 200 con, chúng tôi cảm phục chị hơn.
Năm 2008, vợ chồng chị Viên ra ở riêng. Nhưng do ruộng ít lại không có vốn nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Trước thực tế đó, chị đã bàn bạc cùng chồng, học hỏi kinh nghiệm phát triển chăn nuôi lợn. Năm 2009, chị vay 1,5 triệu đồng tiền quỹ của Hội phụ nữ xã mua một con lợn về nuôi.
Sau khi được xuất chuồng, gia đình tiếp tục đầu tư nuôi số lượng lợn nhiều dần. Đến năm 2012, gia đình thường xuyên duy trì nuôi gần 100 con lợn/năm.
Để chủ động nguồn giống tốt, từ năm 2013, chị mở rộng quy mô nuôi thêm lợn nái. 2 năm trở lại đây, chị luôn duy trì đàn lợn nái 15 con. Số lợn con được sinh ra đều được giữ lại nuôi thành lợn thịt. Từ năm 2013 đến nay, năm nào gia đình cũng nuôi và xuất chuồng khoảng 300 con lợn.
Chị Viên chăm sóc đàn lợn nái
Để có thêm kinh nghiệm chăn nuôi, ngoài tham gia tập huấn ở xã, chị còn thường xuyên tìm hiểu trên sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng về cách chăm sóc, phòng trừ bệnh cho đàn lợn.
Cùng với đó, năm 2014, chị quyết định đầu tư 500 triệu đồng để xây dựng chuồng trại quy mô, khoa học, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, có đầy đủ hệ thống nước uống, máng ăn, rãnh thoát nước. Đồng thời, xây dựng khu chuồng để nuôi lợn nái riêng.
Chỉ với hai vợ chồng nhưng do công việc chăm sóc đàn lợn được sắp xếp khoa học, hợp lý nên chuồng trại lúc nào cũng sạch sẽ, đàn lợn sinh trưởng, phát triển tốt, không bị dịch bệnh lớn xảy ra.
Từ hai bàn tay trắng nhưng với sự nỗ lực, cố gắng không ngừng, chị Viên đã thành công trong chăn nuôi, làm giàu trên vùng đất khó với thu nhập năm 2014, sau khi đã trừ chi phí đạt gần 300 triệu đồng.
Không chỉ vậy, chị Viên còn luôn tận tình, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm nuôi lợn với các hộ gia đình trong thôn, xã.
Năm 2014, gia đình chị còn phát triển thêm chăn nuôi bò thịt, mở rộng sang lĩnh vực trồng trọt với mô hình trồng bưởi Diễn. Hiện nay, đàn bò, vườn bưởi Diễn 100 cây đang sinh trưởng, phát triển tốt.
Ông Triệu Văn Thọ, Chủ tịch UBND xã cho biết: chị Nông Thị Viên là tấm gương điển hình giàu nghị lực, không quản ngại khó khăn để có được thành công như ngày hôm nay. Mô hình chăn nuôi của gia đình chị Viên đang được xã tuyên truyền nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm

Năm nay, Hà Tĩnh không xuất hiện mưa tiểu mãn. Trong khi đó, tình hình nắng nóng gia tăng, khiến mực nước các hồ chứa, đập dâng trên địa bàn xuống thấp. Nguy cơ hạn hán, thiếu nước sản xuất có chiều hướng diễn ra gay gắt đầu vụ hè thu.

Ngay sau khi hoàn thành thu hoạch lúa xuân, bà con nông dân Can Lộc đã bắt tay ngay vào sản xuất vụ hè thu.

Hứng chịu ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, ở một số địa phương trong tỉnh, bà con nông dân ngậm ngùi khép lại một vụ mùa gieo lúa, gặt rơm...

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thương hiệu cho gạo xuất khẩu đang là câu chuyện nóng. Trong bối cảnh đó, sản xuất theo cánh đồng lớn được xem là “điểm tựa” quan trọng để triển khai hai vấn đề trên. Gần 5 năm nhìn lại, mô hình này không thiếu điểm sáng nhưng cũng đã phơi bày nhiều trở ngại thách thức. Cần một sự phối hợp nhịp nhàng để mô hình tiếp tục nâng cao lợi nhuận ổn định cho nông dân trồng lúa ĐBSCL.

Xã Xuân Hòa (Xuân Trường) có sông Sò chảy qua, đây là một nhánh sông nhỏ của sông Hồng chịu ảnh hưởng của thủy triều và nước mặn từ biển nên có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở cả nước mặn, nước lợ và nước ngọt.