Chỉ số giá gạo toàn cầu của FAO giảm tháng thứ 13 liên tiếp

Cụ thể, chỉ số giá gạo toàn cầu tháng 9 của FAO giảm 2% so với tháng trước đó xuống 206 điểm. Trong đó, các chỉ số giá gạo Indica chất lượng cao và thấp lần lượt giảm 1,7% và 3,3%, cùng xuống 176 điểm.
Chỉ số giá gạo Aromatic cũng giảm 4% xuống 168 điểm và là chỉ số giảm mạnh nhất trong cả tháng trước, FAO cho biết.
Ngoài ra chỉ số giá gạo Japonica giảm 1 điểm xuống 266 điểm.
Như vậy tính đến tháng 9/2015, chỉ số giá gạo toàn cầu của FAO đã giảm liên tiếp trong 13 tháng qua với mức giảm 13,8%. Hiện tại, giá trị của chỉ số này đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 6/2010.
Trong 9 tháng đầu năm 2015, chỉ số giá gạo toàn cầu của FAO trung bình đạt 215 điểm, giảm 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
So với cùng kỳ năm ngoái, các chỉ số giá gạo Indica chất lượng cao, thấp lần lượt giảm 11,5% và 8,2%.
Trong khi chỉ số Aromatic giảm 30,8% thì chỉ số Japonica lại tăng 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái trong 9 tháng đầu năm.
Theo FAO, giá gạo tại Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan giảm chủ yếu do người dân sắp bước vào vụ thu hoạch sắp tới.
Tuy nhiên, giá gạo có phần ổn định hơn tại Việt Nam và Mỹ. Theo FAO, nhu cầu tiêu thụ gạo suy yếu cùng với những biến động trên thị trường tiền tệ đã ảnh hưởng rất lớn đến giá xuất khẩu tại các thị trường lớn.
Trong tháng 9/2015, giá gạo 100% tấm, gạo đồ, gạo 5% tấm, gạo 25% tấm, gạo thơm và gạo A1 Super của Thái Lan để xuất khẩu lần lượt giảm xuống 367 USD/tấn, 367 USD/tấn, 358 USD/tấn, 348 USD/tấn, 980 USD/tấn và 316 USD/tấn.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra với Pakistan, Việt Nam và Ấn Độ. Giá gạo 25% tấm của Ấn Độ, Việt Nam và Pakistan cũng lần lượt xuống 325 USD/tấn, 314 USD/tấn và 303 USD/tấn.
Ngược lại, giá gạo 4% tấm của Mỹ lại tăng lên 491 USD/tấn.
Cùng ngày FAO cũng dự báo, sản lượng gạo toàn cầu năm 2015 sẽ giảm 0,4% so với năm ngoái xuống 493 triệu tấn, giảm 1,5% so với ước tính trước đó của FAO là 500,6 triệu tấn.
Sản lượng gạo giảm tại tất cả các khu vực trừ châu Mỹ Latin, biển Địa Trung Hải và châu Âu.
Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ gạo toàn cầu năm 2015-16 ước tính sẽ tăng 5,6% so với năm ngoái lên 499,9 triệu tấn.
Dự trữ gạo toàn cầu dự báo đạt 164,3 triệu tấn, giảm 6 triệu tấn so với năm ngoái do 5 nước xuất khẩu gạo lớn thanh lý gạo tồn kho
. Khối lượng thương mại gạo toàn cầu theo đó sẽ tăng lên 45 triệu tấn trong niên vụ 2015-16.
FAO dự báo, Indonesia, Hà Quốc và Philippines sẽ tăng cường nhập khẩu trong khi xuất khẩu của Thái Lan và Việt Nam sẽ đồng tăng mạnh.
Có thể bạn quan tâm

ồi đầu tháng 6, ngay sau niềm vui lô vải thiều đầu tiên vào Mỹ - thị trường “lớn nhưng khó tính” nhất thế giới, là cái “giật mình” của nông dân trồng vải, của các DN xuất khẩu, và cả những người làm quản lý.

Ngày 8.7, trước khi bế mạc kỳ họp 13, HĐND TP.Hà Nội đã thảo luận và thông qua chủ trương đầu tư cho “Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNCNC) giai đoạn 2016 – 2020”.

Ngày 10.7, ông Trần Ngọc Bằng - Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Phú Ninh, Quảng Nam cho biết, vụ dưa thứ hai trong năm 2015, toàn huyện Phú Ninh có khoảng 250ha đang đến mùa thu hoạch.

Theo kết quả điều tra vừa công bố của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), có đến 91% số nông dân vùng ĐBSCL sản xuất lúa thu đông có lãi, chỉ 1% bị thua lỗ và 8% hòa vốn.

Thực hiện “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong 2 năm qua, tỉnh Bình Dương có nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao, cho doanh thu 3 tỷ đồng/ha/năm.