Chỉ số giá gạo toàn cầu của FAO giảm tháng thứ 13 liên tiếp

Cụ thể, chỉ số giá gạo toàn cầu tháng 9 của FAO giảm 2% so với tháng trước đó xuống 206 điểm. Trong đó, các chỉ số giá gạo Indica chất lượng cao và thấp lần lượt giảm 1,7% và 3,3%, cùng xuống 176 điểm.
Chỉ số giá gạo Aromatic cũng giảm 4% xuống 168 điểm và là chỉ số giảm mạnh nhất trong cả tháng trước, FAO cho biết.
Ngoài ra chỉ số giá gạo Japonica giảm 1 điểm xuống 266 điểm.
Như vậy tính đến tháng 9/2015, chỉ số giá gạo toàn cầu của FAO đã giảm liên tiếp trong 13 tháng qua với mức giảm 13,8%. Hiện tại, giá trị của chỉ số này đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 6/2010.
Trong 9 tháng đầu năm 2015, chỉ số giá gạo toàn cầu của FAO trung bình đạt 215 điểm, giảm 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
So với cùng kỳ năm ngoái, các chỉ số giá gạo Indica chất lượng cao, thấp lần lượt giảm 11,5% và 8,2%.
Trong khi chỉ số Aromatic giảm 30,8% thì chỉ số Japonica lại tăng 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái trong 9 tháng đầu năm.
Theo FAO, giá gạo tại Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan giảm chủ yếu do người dân sắp bước vào vụ thu hoạch sắp tới.
Tuy nhiên, giá gạo có phần ổn định hơn tại Việt Nam và Mỹ. Theo FAO, nhu cầu tiêu thụ gạo suy yếu cùng với những biến động trên thị trường tiền tệ đã ảnh hưởng rất lớn đến giá xuất khẩu tại các thị trường lớn.
Trong tháng 9/2015, giá gạo 100% tấm, gạo đồ, gạo 5% tấm, gạo 25% tấm, gạo thơm và gạo A1 Super của Thái Lan để xuất khẩu lần lượt giảm xuống 367 USD/tấn, 367 USD/tấn, 358 USD/tấn, 348 USD/tấn, 980 USD/tấn và 316 USD/tấn.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra với Pakistan, Việt Nam và Ấn Độ. Giá gạo 25% tấm của Ấn Độ, Việt Nam và Pakistan cũng lần lượt xuống 325 USD/tấn, 314 USD/tấn và 303 USD/tấn.
Ngược lại, giá gạo 4% tấm của Mỹ lại tăng lên 491 USD/tấn.
Cùng ngày FAO cũng dự báo, sản lượng gạo toàn cầu năm 2015 sẽ giảm 0,4% so với năm ngoái xuống 493 triệu tấn, giảm 1,5% so với ước tính trước đó của FAO là 500,6 triệu tấn.
Sản lượng gạo giảm tại tất cả các khu vực trừ châu Mỹ Latin, biển Địa Trung Hải và châu Âu.
Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ gạo toàn cầu năm 2015-16 ước tính sẽ tăng 5,6% so với năm ngoái lên 499,9 triệu tấn.
Dự trữ gạo toàn cầu dự báo đạt 164,3 triệu tấn, giảm 6 triệu tấn so với năm ngoái do 5 nước xuất khẩu gạo lớn thanh lý gạo tồn kho
. Khối lượng thương mại gạo toàn cầu theo đó sẽ tăng lên 45 triệu tấn trong niên vụ 2015-16.
FAO dự báo, Indonesia, Hà Quốc và Philippines sẽ tăng cường nhập khẩu trong khi xuất khẩu của Thái Lan và Việt Nam sẽ đồng tăng mạnh.
Có thể bạn quan tâm

Từ năm 2007 đến nay, cây cam trên đất Yên Thành (Nghệ An) đã có sự phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao và được xếp là giống cây chủ lực, nhưng đến nay cam Yên Thành vẫn chưa xây dựng được thương hiệu; bà con trồng cam vẫn loay hoay tự tìm đầu ra cho sản phẩm.

Sở Khoa học và Công nghệ, Liên minh HTX, Sở NN & PTNT tỉnh Hậu Giang vừa có chuyến khảo sát HTX quýt đường Long Trị, ở xã Long Trị, huyện Long Mỹ để hỗ trợ HTX sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Hoạt động này nằm trong đề án “Nâng cao chất lượng hoạt động HTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2014 - 2016, định hướng đến 2020” và đề án 1.000 của tỉnh.

Những năm gần đây, bọ cánh cứng hại dừa phát triển mạnh, gây thiệt hại nặng cho nhiều diện tích dừa ở Phù Cát (Bình Định); mặc dù các chủ vườn dừa đã áp dụng một số biện pháp như: phun thuốc hóa học, đặt muối, ong ký sinh... để phòng trừ, nhưng hiệu quả không cao.

Dù có nguồn gốc, xuất xứ từ những vùng đất khác nhưng khi du nhập vào Gia Lai, những loại cây ăn trái như nhãn lồng, sầu riêng, vải... thích nghi được với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây và cho ra những sản phẩm gắn thương hiệu Gia Lai đã chiếm được niềm tin của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Anh Huỳnh Tấn Lộc, ở ấp Tân Sơn, xã Ngũ Hiệp. Hôm chúng tôi đến, anh đang tất bật xử lý cho sầu riêng ra hoa để kịp thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015. Sinh ra và lớn lên ở vùng đất này, anh Lộc gắn bó với cây sầu riêng từ rất sớm. Hiện anh Lộc có 0,8 ha vườn trồng 160 cây sầu riêng hạt lép, giống Monthon và Ri 6.