Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chi Phí Thức Ăn Tăng Cao Gây Khó Khăn Cho Hộ Chăn Nuôi

Chi Phí Thức Ăn Tăng Cao Gây Khó Khăn Cho Hộ Chăn Nuôi
Ngày đăng: 28/11/2014

Chi phí tăng cao cộng thêm thiếu vốn sản xuất khiến các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không đủ nguồn lực để tham gia vào chuỗi liên kết.

Chăn nuôi nông hộ là mắt xích quan trọng trong cấu trúc ngành chăn nuôi khi cung cấp 2/3 số lượng thực phẩm ra thị trường. Tuy nhiên thực tế cho thấy, ngoài việc phụ thuộc nhập khẩu con giống, chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh… khó khăn lớn nhất hiện nay của chăn nuôi nông hộ là chi phí thức ăn tăng cao và thiếu vốn sản xuất.

Ông Lương Hồng Đoán, nông dân xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai cho biết, với gần 20 năm gắn bó với nghề nhưng chi phí thức ăn chăn nuôi luôn là thách thức lớn nhất trong “bài toán lợi nhuận” của các nông hộ. Chi phí tăng cao cộng thêm thiếu vốn sản xuất khiến các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không đủ nguồn lực để tham gia vào chuỗi liên kết dọc giữa cung ứng vật tư, chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ và dần bị loại ra khỏi chuỗi giá trị ngành chăn nuôi.

“Để đảm bảo lợi ích của chăn nuôi nông hộ cần có chính sách liên kết họ lại với nhau thành nhóm, tổ hợp tác hay hợp tác xã để đảm bảo quyền lợi của người chăn nuôi. Từ đó người chăn nuôi thấy lợi ích được đảm bảo thì mới yên tâm sản xuất đảm bảo thực phẩm cung ứng ra thị trường”, ông Đoán nói.

Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng gây nhiều khó khăn cho hộ chăn nuôi. Chi phí thức ăn chăn nuôi hiện chiếm khoảng 2/3 tổng giá trị thị trường chăn nuôi, riêng năm 2013 là 7,6 tỷ USD.

Ông Nguyễn Văn Giáp, Giám đốc Trung tâm Chính sách và Phát triển nông nghiệp nông thôn miền Nam, Liên minh Nông nghiệp phân tích: Khi rà soát chính sách hiện hành trong ngành chăn nuôi, không thấy có tác động trực tiếp hỗ trợ đến ngành chăn nuôi nhỏ, chủ yếu là tập trung vào thúc đẩy quá trình chuyển đổi chăn nuôi quy mô lớn, quy mô công nghiệp dẫn đến “khoảng trống” giữa các chính sách hiện hành và người chăn nuôi nhỏ lẻ. Mặc dù đây là đối tượng có vị trí quan trọng trong chuỗi giá trị khi cung cấp đến gần 70% nhu cầu thực phẩm trên thị trường.

Theo Bộ NN&PTNT, cả nước hiện có gần 12 triệu nông hộ tham gia chăn nuôi, trong đó 7,5 triệu hộ chăn nuôi gia cầm và hơn 4 triệu hộ chăn nuôi lợn. Đây là lĩnh vực giải quyết sinh kế cho hàng triệu lao động.

Các chuyên gia nông nghiệp cho rằng, trong cấu trúc ngành chăn nuôi nói riêng và cấu trúc toàn ngành nông nghiệp nói chung, người nông dân luôn bị yếu thế, khi lợi nhuận thu được tỷ lệ nghịch với sản phẩm làm ra trong chuỗi giá trị. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của chăn nuôi nông hộ cần có các giải pháp đồng bộ thông qua các cơ chế, chính sách giúp minh bạch hóa thị trường chăn nuôi…

Ông Đào Thế Anh, Phó chủ tịch Hội khoa học Phát triển nông thôn Việt Nam nêu ý kiến: “Chúng ta đang thiếu 1 hệ thống thông tin minh bạch để có thể áp dụng các công cụ quản lý cạnh tranh lành mạnh. Hiện nay đã có thông tin về doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thông tin về khuyến nông cho người chăn nuôi là rất cần thiết nhưng những thông tin khác về doanh nghiệp cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra còn bị bỏ ngỏ dẫn đến độc quyền trên thị trường”.

Tháo gỡ những khó khăn về vốn và chi phí đầu vào đối với chăn nuôi nông hộ đang là giải pháp được Bộ NN&PTNT hướng đến trong triển khai “Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi”.

Để đạt mục tiêu nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi lên 20% vào năm 2020, ngành nông nghiệp đưa ra các giải pháp như quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng, nâng cao chất lượng con giống, thay đổi phương thức sản xuất và hình thành chuỗi giá trị ngành hàng. Trong đó nhấn mạnh đến việc chuyển đổi chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi trang trại, gia trại theo hướng nâng cao thu nhập của nông dân và phát triển nông nghiệp bền vững.

Nguồn bài viết: http://vov.vn/kinh-te/chi-phi-thuc-an-tang-cao-gay-kho-khan-cho-ho-chan-nuoi-367344.vov


Có thể bạn quan tâm

Thành Lập Hợp Tác Xã Thương Mại, Dịch Vụ Nông Nghiệp Cái Tàu Hạ Thành Lập Hợp Tác Xã Thương Mại, Dịch Vụ Nông Nghiệp Cái Tàu Hạ

Hợp tác xã thương mại, dịch vụ nông nghiệp Cái Tàu Hạ có 16 thành viên, vốn điều lệ ban đầu là 400 triệu đồng; hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực: cung cấp vật tư nông nghiệp, thu mua tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong và ngoài huyện.

13/10/2014
Dân “Méo Mặt” Vì Giá Lúa Dân “Méo Mặt” Vì Giá Lúa

Mấy năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi nên vụ hè thu nào gia đình ông Nguyễn Hữu Đức (thôn Tiến Bộ, Thạch Tân - Thạch Hà) cũng làm hết đất canh tác. Năm nay, 1 mẫu ruộng, gia đình ông thu hơn 2 tấn lúa, được xem là vụ hè thu bội thu nhất từ trước tới nay.

13/10/2014
Trồng Hoa Hồng Trong Nhà Kính Trồng Hoa Hồng Trong Nhà Kính

Cũng do gia cảnh khó khăn, học đến cấp 3, Đồng nghỉ học ở nhà phụ giúp bố mẹ làm nông. Năm 2.000, Đồng lập gia đình, khi “ra riêng” được bố mẹ cho 1 sào đất (1.000 m2) để làm nông. Ban đầu, anh tiếp tục gắn bó với cây rau, nhưng giá rau bấp bênh nên cuộc sống không ổn định. Không chấp nhận tình cảnh này, Đồng đi khắp các nhà vườn ở địa phương để tham quan, tìm hiểu mô hình sản xuất phù hợp.

13/10/2014
Thu Gom Ốc Bươu Vàng, “Nhất Cử Lưỡng Tiện” Thu Gom Ốc Bươu Vàng, “Nhất Cử Lưỡng Tiện”

Chỉ chừng 2 năm qua do nước lũ đầu nguồn không đổ về nhiều, phần do nhiều người bắt ốc và biết tận thu nguồn lợi này làm mồi nuôi cá đồng, tôm sú nên ốc ít dần.

13/10/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Kết Hợp Ở Huyện Nông Cống Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Kết Hợp Ở Huyện Nông Cống

Nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Nông Cống đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, thực hiện thành công nhiều chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có việc phát triển các mô hình chăn nuôi kết hợp, tạo việc làm và ổn định đời sống nhân dân.

13/10/2014