Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chi Phí Thức Ăn Tăng Cao Gây Khó Khăn Cho Hộ Chăn Nuôi

Chi Phí Thức Ăn Tăng Cao Gây Khó Khăn Cho Hộ Chăn Nuôi
Ngày đăng: 28/11/2014

Chi phí tăng cao cộng thêm thiếu vốn sản xuất khiến các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không đủ nguồn lực để tham gia vào chuỗi liên kết.

Chăn nuôi nông hộ là mắt xích quan trọng trong cấu trúc ngành chăn nuôi khi cung cấp 2/3 số lượng thực phẩm ra thị trường. Tuy nhiên thực tế cho thấy, ngoài việc phụ thuộc nhập khẩu con giống, chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh… khó khăn lớn nhất hiện nay của chăn nuôi nông hộ là chi phí thức ăn tăng cao và thiếu vốn sản xuất.

Ông Lương Hồng Đoán, nông dân xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai cho biết, với gần 20 năm gắn bó với nghề nhưng chi phí thức ăn chăn nuôi luôn là thách thức lớn nhất trong “bài toán lợi nhuận” của các nông hộ. Chi phí tăng cao cộng thêm thiếu vốn sản xuất khiến các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không đủ nguồn lực để tham gia vào chuỗi liên kết dọc giữa cung ứng vật tư, chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ và dần bị loại ra khỏi chuỗi giá trị ngành chăn nuôi.

“Để đảm bảo lợi ích của chăn nuôi nông hộ cần có chính sách liên kết họ lại với nhau thành nhóm, tổ hợp tác hay hợp tác xã để đảm bảo quyền lợi của người chăn nuôi. Từ đó người chăn nuôi thấy lợi ích được đảm bảo thì mới yên tâm sản xuất đảm bảo thực phẩm cung ứng ra thị trường”, ông Đoán nói.

Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng gây nhiều khó khăn cho hộ chăn nuôi. Chi phí thức ăn chăn nuôi hiện chiếm khoảng 2/3 tổng giá trị thị trường chăn nuôi, riêng năm 2013 là 7,6 tỷ USD.

Ông Nguyễn Văn Giáp, Giám đốc Trung tâm Chính sách và Phát triển nông nghiệp nông thôn miền Nam, Liên minh Nông nghiệp phân tích: Khi rà soát chính sách hiện hành trong ngành chăn nuôi, không thấy có tác động trực tiếp hỗ trợ đến ngành chăn nuôi nhỏ, chủ yếu là tập trung vào thúc đẩy quá trình chuyển đổi chăn nuôi quy mô lớn, quy mô công nghiệp dẫn đến “khoảng trống” giữa các chính sách hiện hành và người chăn nuôi nhỏ lẻ. Mặc dù đây là đối tượng có vị trí quan trọng trong chuỗi giá trị khi cung cấp đến gần 70% nhu cầu thực phẩm trên thị trường.

Theo Bộ NN&PTNT, cả nước hiện có gần 12 triệu nông hộ tham gia chăn nuôi, trong đó 7,5 triệu hộ chăn nuôi gia cầm và hơn 4 triệu hộ chăn nuôi lợn. Đây là lĩnh vực giải quyết sinh kế cho hàng triệu lao động.

Các chuyên gia nông nghiệp cho rằng, trong cấu trúc ngành chăn nuôi nói riêng và cấu trúc toàn ngành nông nghiệp nói chung, người nông dân luôn bị yếu thế, khi lợi nhuận thu được tỷ lệ nghịch với sản phẩm làm ra trong chuỗi giá trị. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của chăn nuôi nông hộ cần có các giải pháp đồng bộ thông qua các cơ chế, chính sách giúp minh bạch hóa thị trường chăn nuôi…

Ông Đào Thế Anh, Phó chủ tịch Hội khoa học Phát triển nông thôn Việt Nam nêu ý kiến: “Chúng ta đang thiếu 1 hệ thống thông tin minh bạch để có thể áp dụng các công cụ quản lý cạnh tranh lành mạnh. Hiện nay đã có thông tin về doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thông tin về khuyến nông cho người chăn nuôi là rất cần thiết nhưng những thông tin khác về doanh nghiệp cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra còn bị bỏ ngỏ dẫn đến độc quyền trên thị trường”.

Tháo gỡ những khó khăn về vốn và chi phí đầu vào đối với chăn nuôi nông hộ đang là giải pháp được Bộ NN&PTNT hướng đến trong triển khai “Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi”.

Để đạt mục tiêu nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi lên 20% vào năm 2020, ngành nông nghiệp đưa ra các giải pháp như quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng, nâng cao chất lượng con giống, thay đổi phương thức sản xuất và hình thành chuỗi giá trị ngành hàng. Trong đó nhấn mạnh đến việc chuyển đổi chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi trang trại, gia trại theo hướng nâng cao thu nhập của nông dân và phát triển nông nghiệp bền vững.

Nguồn bài viết: http://vov.vn/kinh-te/chi-phi-thuc-an-tang-cao-gay-kho-khan-cho-ho-chan-nuoi-367344.vov


Có thể bạn quan tâm

Tiền Giang khuyến cáo nông dân thả tôm giống vụ nuôi cuối năm Tiền Giang khuyến cáo nông dân thả tôm giống vụ nuôi cuối năm

Hiện nay, điều kiện thời tiết diễn biến thuận lợi cho hoạt động thả tôm giống vụ nuôi cuối năm, do đó, nông dân cần tranh thủ thả tôm giống, để hạn chế thiệt hại do dịch bệnh, tăng lợi nhuận cho người nuôi tôm.

27/07/2015
Diễn Châu (Nghệ An) tích cực xử lý mầm bệnh trên tôm nuôi Diễn Châu (Nghệ An) tích cực xử lý mầm bệnh trên tôm nuôi

Ngày 24/4/2015, ổ dịch đầu tiên được xuất hiện tại hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Diễn Trung, với diện tích ao nuôi bị nhiễm bệnh là gần 0,3 ha. Và chỉ trong một thời gian ngắn dịch đã xuất hiện ở nhiều diện tích nuôi tôm khác trên địa bàn xã Diễn Trung, Diễn Kỷ và Diễn Vạn, huyện Diễn châu, tỉnh Nghệ An.

27/07/2015
Xử thải kém trong nuôi tôm, môi trường biển lãnh đủ Xử thải kém trong nuôi tôm, môi trường biển lãnh đủ

Dọc tuyến đường quốc phòng từ các xã ven biển vùng Ngũ Điền và xã Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) cho thấy, môi trường biển ở đây đang bị đe dọa bởi hàng trăm ha tôm của các công ty và nhóm hộ.

27/07/2015
SOHAFOOD cùng nông dân nuôi cá rô phi xuất khẩu SOHAFOOD cùng nông dân nuôi cá rô phi xuất khẩu

Trong khi thị trường xuất khẩu cá tra gặp nhiều khó khăn thì con cá rôphi nổi lên như một đối tượng thay thế đầy triển vọng nhờ thị trường tương đối mở. Do khá dễ nuôi nên việc chuyển đổi nuôi từ cá tra sang cá rôphi đang được một số dn như công ty cp chế biến thực phẩm sông hậu (sohafood) thực hiện.

27/07/2015
Thuần hóa cá chiên Thuần hóa cá chiên

Là đối tượng thủy sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao, loài cá chiên sống tự nhiên trên dòng sông Sêrêpôk đang bị đe dọa bởi sự khai thác triệt để của con người.

27/07/2015