Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chi Phí Chăm Sóc Mai Tết Tăng Cao

Chi Phí Chăm Sóc Mai Tết Tăng Cao
Ngày đăng: 21/01/2015

Để cây được thị trường chấp nhận phải mướn thợ sửa mỗi ngày với mức giá lên đến 170.000đ và chi phí thêm 5.000đ dây uốn cây, còn những loại cây lớn là vài chục, vài trăm ngàn đồng nên lợi nhuận giảm đi đáng kể.

Nhiều nhà vườn trồng mai ở Cái Mơn thuộc huyện Chợ Lách (Bến Tre) thấp thỏm khi vườn hoa nở vàng rực mà vắng bóng thương lái đến đặt hàng...

Đi dọc tỉnh lộ 57 và rảo quanh các xã trồng mai như Vĩnh Thành, Hưng Khánh Trung B, Vĩnh Hòa…thuộc huyện Chợ Lách, chúng ta dễ nhận thấy có sự khác biệt so với vài năm trước đây.

Thay vào các vườn trồng mai trước đây là các vườn trồng tắc, cây ăn trái trong chậu. Đang tỉa lại cành và vô chậu 1.000 cây tắc, anh Nguyễn Văn Út, ở ấp Phú Hội, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, cho biết: “Vài năm trước đây, cứ đến hẹn là gia đình tôi sản xuất trên 1.000 chậu mai vàng để cung ứng cho thị trường dịp tết. Tuy nhiên, năm nay số lượng giảm đi một nửa để chuyển sang đầu tư cây tắc”.

Việc nhiều hộ dân trồng mai vàng trên địa bàn huyện Chợ Lách chuyển sang đầu tư một số loại cây kiểng khác do gặp phải những khó khăn trong sản xuất.

Theo anh Út, làm cây tắc nhẹ công chăm sóc, vốn đầu tư ít, thời gian ngắn hơn rất nhiều so với cây mai. Bởi, nếu sản xuất mai thì chủ vườn phải đi mua gốc, thuê ghép, dưỡng 2 năm mới bán được.

Ngoài ra, để cây được thị trường chấp nhận phải mướn thợ sửa mỗi ngày với mức giá lên đến 170.000đ và chi phí thêm 5.000đ dây uốn cây, còn những loại cây lớn là vài chục, vài trăm ngàn đồng nên lợi nhuận giảm đi đáng kể. Còn tắc thì nhẹ chi phí lợi nhuận lại cao hơn mai khoảng 20%.

Gắn bó với công việc trồng mai tết nhiều năm, nhưng giờ đây khu vườn của anh Hồ Thanh Tòng ở ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Thành lại không có chậu nào.

Anh Tòng bộc bạch: "Việc sản xuất mai giờ rất èo ọt. Bởi chi phí tăng cao mà chịu nhiều rủi ro như thời tiết bất lợi, dội chợ nên không có lãi. Vì thế, năm nay cơ sở chuyển sang đầu tư cây tắc, mận, vú sữa, khế vô chậu".

Ngồi trong nhà với vẻ mặt rầu rĩ, anh Nguyễn Khoa Nam cùng ở ấp Vĩnh Phú cho biết: “Mỗi năm, kinh tế gia đình chỉ dựa vào 300 cây mai tết. Tuy nhiên, thời điểm này mai đã nở nhiều nên chất lượng giảm đi đáng kể.

Mọi năm, đến thời điểm này là có nhiều thương lái ở Cần Thơ, Sài Gòn, Vĩnh Long…đến đây để đặt hàng thu mua, còn hiện tại thì vẫn chưa ai bán được nên giá cũng chưa thống nhất. Việc mai nở sớm, không có cách nào là phải dưỡng lại năm sau mới đưa ra thị trường. Vì nếu bán mà không có hoa thì họ sẽ không mua hoặc bán giá thấp thì thua lỗ”.

Còn theo một chủ vườn trồng hoa kiểng ở xã Hưng Khánh Trung B, thường thì người trồng mai không bao giờ để mai nở tại vườn. Nhưng năm nay tết còn xa mà nhiều vườn mai trên địa bàn đã nở vàng. Việc mai nở sớm là do thời tiết thay đổi bất thường.

Dù áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật nhưng vẫn không ăn thua gì. Cũng theo nhận định của vị chủ vườn này, giá mai sẽ không thay đổi nhiều, dao động từ 150.000 – 800.000 đ/chậu (loại nhỏ).

Còn anh Trần Công Định, sản xuất 3.000 chậu mai bán tết, cho biết: “Tôi làm mai bán tết đến nay đã 12 năm mà chưa gặp tình trạng mai trổ nhiều như năm nay. Mọi năm đến thời điểm này thương lái đến đây mua hàng đông lắm, còn giờ này chưa thấy hộ nào bán được...”.

Theo Hội Sinh vật cảnh huyện Chợ Lách, hàng năm toàn huyện có khoảng 10 triệu sản phẩm hoa kiểng bán dịp tết. Trong đó, có khoảng 4 triệu sản phẩm mai. Tuy nhiên, do năm nay nhiều vườn mai bị nở sớm nên lượng cung ứng vào dịp tết sẽ giảm hẳn.


Có thể bạn quan tâm

Thừa Thiên Huế Giúp Dân Vào Vụ Nuôi Mới Thừa Thiên Huế Giúp Dân Vào Vụ Nuôi Mới

Sau mỗi vụ nuôi, lượng mùn bã hữu cơ của vật nuôi tích tụ lắng đọng nhiều ở đáy ao, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh phát triển. Công tác cải tạo ao nuôi đóng vai trò rất quan trọng, do đó người nuôi cần phải tiến hành nhiều biện pháp cải tạo ao hồ sau đó mới thả nuôi.

13/02/2014
Cá Tra Đi Mỹ Chưa Bị Ảnh Hưởng Trong Năm Nay Cá Tra Đi Mỹ Chưa Bị Ảnh Hưởng Trong Năm Nay

Ngày 7-2-2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký quyết định thông qua dự luật nông nghiệp năm 2014 của Mỹ, trong đó có nội dung đưa cá tra/basa Việt Nam vào chương trình thanh tra, giám sát của họ. Theo nhận định của một số nhà chuyên môn, điều này ít nhiều sẽ tác động đến hoạt động xuất khẩu cá tra của Việt Nam vào Mỹ nhưng nhanh nhất cũng phải đầu năm 2015.

13/02/2014
Xuất Khẩu Cá Ngừ Hạn Chế Vì Thiếu Nguyên Liệu Xuất Khẩu Cá Ngừ Hạn Chế Vì Thiếu Nguyên Liệu

Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (Vasep), trong năm 2013, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 526 triệu USD, giảm 7,2% so với năm 2012.

13/02/2014
Sau Bò, Đến Lượt Trâu Úc Vào Việt Nam Sau Bò, Đến Lượt Trâu Úc Vào Việt Nam

Tuần tới, chuyến tàu chở 600 con trâu từ Úc dự kiến sẽ khởi hành từ Darwin về Việt Nam, là chuyến tàu thí điểm đầu tiên của vùng Northern Territory (lãnh thổ Bắc Úc) xuất khẩu trâu sống sang Việt Nam. Theo tin của ABC, các doanh nghiệp Việt Nam dự định mua của Úc đến 5.000 con trâu mỗi tháng, hay 60.000 con mỗi năm - một con số khá lớn so với mức xuất khẩu chỉ tổng cộng 800 con vào năm 2013 cho các nước Brunei, Indonesia và Philippines từ vùng này. Bản tin không cho biết doanh nghiệp Việt Nam nào sẽ nhập khẩu trâu đợt này. Đây chủ yếu là loài trâu sống hoang dã nên một quan chức vùng Northern Territory đã cho rằng, đây không những là cơ hội kinh doanh cho dân dịa phương mà còn giúp Northern Territory giảm số lượng trâu sống trong hoang dã. Ông này cho biết săn bắt 60.000 con trâu mỗi năm là chuyện khó nên họ còn xuất loại trâu được chăn nuôi tại vùng này. Trước đây vùng Northern Territory và Việt Nam đã thỏa thuận những tiêu chí về sức khỏe để tiến hành xuất khẩu trâu. Trước đây trâu ít được xuất khẩu b

13/02/2014
Không Cấy Khi Nhiệt Độ Dưới 15 Độ C Không Cấy Khi Nhiệt Độ Dưới 15 Độ C

Khi thời tiết ấm lên cần tranh thủ gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất, xong trước ngày 25-2; có kế hoạch gieo mạ bổ sung đề phòng rét đậm, rét hại làm chết mạ và lúa.

13/02/2014