Chi Phí Chăm Sóc Mai Tết Tăng Cao

Để cây được thị trường chấp nhận phải mướn thợ sửa mỗi ngày với mức giá lên đến 170.000đ và chi phí thêm 5.000đ dây uốn cây, còn những loại cây lớn là vài chục, vài trăm ngàn đồng nên lợi nhuận giảm đi đáng kể.
Nhiều nhà vườn trồng mai ở Cái Mơn thuộc huyện Chợ Lách (Bến Tre) thấp thỏm khi vườn hoa nở vàng rực mà vắng bóng thương lái đến đặt hàng...
Đi dọc tỉnh lộ 57 và rảo quanh các xã trồng mai như Vĩnh Thành, Hưng Khánh Trung B, Vĩnh Hòa…thuộc huyện Chợ Lách, chúng ta dễ nhận thấy có sự khác biệt so với vài năm trước đây.
Thay vào các vườn trồng mai trước đây là các vườn trồng tắc, cây ăn trái trong chậu. Đang tỉa lại cành và vô chậu 1.000 cây tắc, anh Nguyễn Văn Út, ở ấp Phú Hội, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, cho biết: “Vài năm trước đây, cứ đến hẹn là gia đình tôi sản xuất trên 1.000 chậu mai vàng để cung ứng cho thị trường dịp tết. Tuy nhiên, năm nay số lượng giảm đi một nửa để chuyển sang đầu tư cây tắc”.
Việc nhiều hộ dân trồng mai vàng trên địa bàn huyện Chợ Lách chuyển sang đầu tư một số loại cây kiểng khác do gặp phải những khó khăn trong sản xuất.
Theo anh Út, làm cây tắc nhẹ công chăm sóc, vốn đầu tư ít, thời gian ngắn hơn rất nhiều so với cây mai. Bởi, nếu sản xuất mai thì chủ vườn phải đi mua gốc, thuê ghép, dưỡng 2 năm mới bán được.
Ngoài ra, để cây được thị trường chấp nhận phải mướn thợ sửa mỗi ngày với mức giá lên đến 170.000đ và chi phí thêm 5.000đ dây uốn cây, còn những loại cây lớn là vài chục, vài trăm ngàn đồng nên lợi nhuận giảm đi đáng kể. Còn tắc thì nhẹ chi phí lợi nhuận lại cao hơn mai khoảng 20%.
Gắn bó với công việc trồng mai tết nhiều năm, nhưng giờ đây khu vườn của anh Hồ Thanh Tòng ở ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Thành lại không có chậu nào.
Anh Tòng bộc bạch: "Việc sản xuất mai giờ rất èo ọt. Bởi chi phí tăng cao mà chịu nhiều rủi ro như thời tiết bất lợi, dội chợ nên không có lãi. Vì thế, năm nay cơ sở chuyển sang đầu tư cây tắc, mận, vú sữa, khế vô chậu".
Ngồi trong nhà với vẻ mặt rầu rĩ, anh Nguyễn Khoa Nam cùng ở ấp Vĩnh Phú cho biết: “Mỗi năm, kinh tế gia đình chỉ dựa vào 300 cây mai tết. Tuy nhiên, thời điểm này mai đã nở nhiều nên chất lượng giảm đi đáng kể.
Mọi năm, đến thời điểm này là có nhiều thương lái ở Cần Thơ, Sài Gòn, Vĩnh Long…đến đây để đặt hàng thu mua, còn hiện tại thì vẫn chưa ai bán được nên giá cũng chưa thống nhất. Việc mai nở sớm, không có cách nào là phải dưỡng lại năm sau mới đưa ra thị trường. Vì nếu bán mà không có hoa thì họ sẽ không mua hoặc bán giá thấp thì thua lỗ”.
Còn theo một chủ vườn trồng hoa kiểng ở xã Hưng Khánh Trung B, thường thì người trồng mai không bao giờ để mai nở tại vườn. Nhưng năm nay tết còn xa mà nhiều vườn mai trên địa bàn đã nở vàng. Việc mai nở sớm là do thời tiết thay đổi bất thường.
Dù áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật nhưng vẫn không ăn thua gì. Cũng theo nhận định của vị chủ vườn này, giá mai sẽ không thay đổi nhiều, dao động từ 150.000 – 800.000 đ/chậu (loại nhỏ).
Còn anh Trần Công Định, sản xuất 3.000 chậu mai bán tết, cho biết: “Tôi làm mai bán tết đến nay đã 12 năm mà chưa gặp tình trạng mai trổ nhiều như năm nay. Mọi năm đến thời điểm này thương lái đến đây mua hàng đông lắm, còn giờ này chưa thấy hộ nào bán được...”.
Theo Hội Sinh vật cảnh huyện Chợ Lách, hàng năm toàn huyện có khoảng 10 triệu sản phẩm hoa kiểng bán dịp tết. Trong đó, có khoảng 4 triệu sản phẩm mai. Tuy nhiên, do năm nay nhiều vườn mai bị nở sớm nên lượng cung ứng vào dịp tết sẽ giảm hẳn.
Có thể bạn quan tâm

Hiện 1.700/8.700ha lúa Hè thu ở huyện Châu Thành A (Hậu Giang) bước sang giai đoạn trổ, chín, hai tuần nữa sẽ cho thu hoạch. Tại xã Trường Long Tây, thương lái đặt cọc mua lúa IR 50404 tươi cắt máy giá 4.350 đồng/kg.

Các huyện vùng Đông và Nam tỉnh Gia Lai đang vào đầu mùa mưa, bà con nông dân đang tập trung trồng mì. Các thương lái đưa xe ô tô đến vùng này để thu gom hom mì giống nhằm đầu cơ, kiếm lãi lớn. Do đó xảy ra tình trạng khan hiếm hom mì giống, giá hom mì vì thế cũng bị đẩy lên cao bất thường.

Thời gian gần đây, hàng chục hộ dân ở thôn 11, xã Ea Tiêu (huyện Cư Kuin - Dak Lak) “đứng ngồi không yên” khi vườn tiêu 3-4 năm tuổi đang bước vào thời kỳ kinh doanh bị kẻ gian cắt trộm dây về làm giống, gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Không chỉ giá bán tăng, người nuôi bắt đầu có lãi mà xuất khẩu cá tra cũng đang có dấu hiệu khởi sắc khi phục hồi tại thị trường Mỹ

Thời gian qua, một số nông dân huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) đã trồng thí điểm thành công cây mắc-ca, một loại cây trồng có giá trị kinh tế rất cao, xuất xứ từ nước Úc.