Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chi Phí Chăm Sóc Mai Tết Tăng Cao

Chi Phí Chăm Sóc Mai Tết Tăng Cao
Ngày đăng: 21/01/2015

Để cây được thị trường chấp nhận phải mướn thợ sửa mỗi ngày với mức giá lên đến 170.000đ và chi phí thêm 5.000đ dây uốn cây, còn những loại cây lớn là vài chục, vài trăm ngàn đồng nên lợi nhuận giảm đi đáng kể.

Nhiều nhà vườn trồng mai ở Cái Mơn thuộc huyện Chợ Lách (Bến Tre) thấp thỏm khi vườn hoa nở vàng rực mà vắng bóng thương lái đến đặt hàng...

Đi dọc tỉnh lộ 57 và rảo quanh các xã trồng mai như Vĩnh Thành, Hưng Khánh Trung B, Vĩnh Hòa…thuộc huyện Chợ Lách, chúng ta dễ nhận thấy có sự khác biệt so với vài năm trước đây.

Thay vào các vườn trồng mai trước đây là các vườn trồng tắc, cây ăn trái trong chậu. Đang tỉa lại cành và vô chậu 1.000 cây tắc, anh Nguyễn Văn Út, ở ấp Phú Hội, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, cho biết: “Vài năm trước đây, cứ đến hẹn là gia đình tôi sản xuất trên 1.000 chậu mai vàng để cung ứng cho thị trường dịp tết. Tuy nhiên, năm nay số lượng giảm đi một nửa để chuyển sang đầu tư cây tắc”.

Việc nhiều hộ dân trồng mai vàng trên địa bàn huyện Chợ Lách chuyển sang đầu tư một số loại cây kiểng khác do gặp phải những khó khăn trong sản xuất.

Theo anh Út, làm cây tắc nhẹ công chăm sóc, vốn đầu tư ít, thời gian ngắn hơn rất nhiều so với cây mai. Bởi, nếu sản xuất mai thì chủ vườn phải đi mua gốc, thuê ghép, dưỡng 2 năm mới bán được.

Ngoài ra, để cây được thị trường chấp nhận phải mướn thợ sửa mỗi ngày với mức giá lên đến 170.000đ và chi phí thêm 5.000đ dây uốn cây, còn những loại cây lớn là vài chục, vài trăm ngàn đồng nên lợi nhuận giảm đi đáng kể. Còn tắc thì nhẹ chi phí lợi nhuận lại cao hơn mai khoảng 20%.

Gắn bó với công việc trồng mai tết nhiều năm, nhưng giờ đây khu vườn của anh Hồ Thanh Tòng ở ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Thành lại không có chậu nào.

Anh Tòng bộc bạch: "Việc sản xuất mai giờ rất èo ọt. Bởi chi phí tăng cao mà chịu nhiều rủi ro như thời tiết bất lợi, dội chợ nên không có lãi. Vì thế, năm nay cơ sở chuyển sang đầu tư cây tắc, mận, vú sữa, khế vô chậu".

Ngồi trong nhà với vẻ mặt rầu rĩ, anh Nguyễn Khoa Nam cùng ở ấp Vĩnh Phú cho biết: “Mỗi năm, kinh tế gia đình chỉ dựa vào 300 cây mai tết. Tuy nhiên, thời điểm này mai đã nở nhiều nên chất lượng giảm đi đáng kể.

Mọi năm, đến thời điểm này là có nhiều thương lái ở Cần Thơ, Sài Gòn, Vĩnh Long…đến đây để đặt hàng thu mua, còn hiện tại thì vẫn chưa ai bán được nên giá cũng chưa thống nhất. Việc mai nở sớm, không có cách nào là phải dưỡng lại năm sau mới đưa ra thị trường. Vì nếu bán mà không có hoa thì họ sẽ không mua hoặc bán giá thấp thì thua lỗ”.

Còn theo một chủ vườn trồng hoa kiểng ở xã Hưng Khánh Trung B, thường thì người trồng mai không bao giờ để mai nở tại vườn. Nhưng năm nay tết còn xa mà nhiều vườn mai trên địa bàn đã nở vàng. Việc mai nở sớm là do thời tiết thay đổi bất thường.

Dù áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật nhưng vẫn không ăn thua gì. Cũng theo nhận định của vị chủ vườn này, giá mai sẽ không thay đổi nhiều, dao động từ 150.000 – 800.000 đ/chậu (loại nhỏ).

Còn anh Trần Công Định, sản xuất 3.000 chậu mai bán tết, cho biết: “Tôi làm mai bán tết đến nay đã 12 năm mà chưa gặp tình trạng mai trổ nhiều như năm nay. Mọi năm đến thời điểm này thương lái đến đây mua hàng đông lắm, còn giờ này chưa thấy hộ nào bán được...”.

Theo Hội Sinh vật cảnh huyện Chợ Lách, hàng năm toàn huyện có khoảng 10 triệu sản phẩm hoa kiểng bán dịp tết. Trong đó, có khoảng 4 triệu sản phẩm mai. Tuy nhiên, do năm nay nhiều vườn mai bị nở sớm nên lượng cung ứng vào dịp tết sẽ giảm hẳn.


Có thể bạn quan tâm

Mực Nước Lũ Lên Nhanh, Gây Khó Khăn Cho Các Hộ Nuôi Tôm Mực Nước Lũ Lên Nhanh, Gây Khó Khăn Cho Các Hộ Nuôi Tôm

Tính đến thời điểm này, các hộ nuôi tôm trên địa bàn thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã cho tôm lên ruộng được gần 2 tháng, tôm đang phát triển tốt.

01/10/2013
Sản Xuất Và Tiêu Thụ Hàng Chục Triệu Con Giống Các Loại Sản Xuất Và Tiêu Thụ Hàng Chục Triệu Con Giống Các Loại

9 tháng của năm 2013, Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã sản xuất và tiêu thụ 55,7 triệu con cá tra bột; 9,5 triệu con post tôm càng xanh toàn đực; 7,1 triệu con và 6.638 kg cá giống các loại, như: Cá tra, lươn đồng, cá lóc, cá hô, cá lăng nha, cá chạch, cá chép, cá trôi, cá mè vinh, cá sặc rằn.

01/10/2013
Bẫy Ghẹ Khơi Xa Bẫy Ghẹ Khơi Xa

Cũng như nhiều ngư dân khác của huyện Hải Hà (Quảng Ninh), anh Lê Quý Trọng, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã Tiến Tới đang tranh thủ những ngày thời tiết thuận lợi, trời yên biển lặng để ra khơi. Là ngư dân hoạt động kiêm nghề, trong những chuyến khai thác đầu tiên của vụ cá Bắc năm nay, tàu của anh chủ yếu là khai thác bằng nghề lồng bẫy. Đối tượng khai thác chính của nghề lồng bẫy là ghẹ, cua, ốc hương, mực, tôm, bạch tuộc...

02/10/2013
Giá Cua Thương Phẩm Tăng Mạnh Giá Cua Thương Phẩm Tăng Mạnh

Theo phản ánh của người nuôi cua, hiện nay thương lái đến tận ruộng mua cua y với giá dao động từ 170 - 190 ngàn đồng/kg, cua gạch có giá từ 280 - 300 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 70.000 đồng/kg so với thời kỳ rớt giá.

03/10/2013
Triển Khai Mô Hình Sử Dụng Bã Nấm Để Trồng Rau, Hoa Triển Khai Mô Hình Sử Dụng Bã Nấm Để Trồng Rau, Hoa

Ngày 30-9, tại huyện Phú Lương, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Hội nghị triển khai Dự án xây dựng mô hình sử dụng bã nấm tạo giá thể dinh dưỡng để trồng rau, hoa trong chậu.

03/10/2013