Chị Hà Thị Lệ Chi Nghị Lực Vượt Khó Làm Giàu

Theo giới thiệu của ông Trần Thanh Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lâm Sơn (Ninh Sơn), chúng tôi có dịp gặp chị Hà Thị Lệ Chi, một hộ kinh doanh nông sản tại địa phương luôn chịu khó làm ăn, phát triển kinh tế hộ gia đình vươn lên làm giàu từ hai bàn tay trắng.
Sinh ra trong một gia đình đông anh chị em, chị Chi phải sớm phải vất vả làm việc để sinh sống. Từ việc phụ giúp công việc đồng áng cho gia đình đến buôn bán ở chợ chị Chi luôn tất bật, nhưng cuộc sống chỉ đủ ăn qua ngày. Năm 1989, chị lập gia đình và dành dụm vốn liếng mở đại lý thu mua nông sản địa phương.
Vào đầu vụ mùa, chị Chi cùng với người nông dân đầu tư vốn, giống và phân bón trồng các loại cây như: lúa, bắp, đậu, mì... Nhiều hộ nông dân khó khăn trong đầu tư sản xuất được chị tạo điều kiện giúp đỡ về phân bón, giống cây trồng. Cuối vụ mùa, chị Chi lại thu mua hết sản phẩm của người dân sản xuất với giá cả ổn định.
Mỗi năm, bình quân chị Chi thu mua khoảng 100 tấn nông sản các loại bán ra thị trường các tỉnh, thu lãi hàng trăm triệu đồng.
Có thêm vốn, chị Chi đầu tư mua máy xay xát để bán gạo cho người dân trong vùng, mua 3 máy cày để chuyên chở hàng hóa. Chị Chi tạo công ăn việc làm cho 6 nhân công, lương tháng mỗi người là 3,6 triệu đồng. Không những thế, chị còn là hộ kinh doanh nông sản tiêu biểu trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế được UBND huyện Ninh Sơn tặng giấy khen.
Trong các phong trào đóng góp, xây dựng nông thôn mới chị luôn là người đi đầu trong việc quyên góp, ủng hộ để chính quyền địa phương thực hiện tốt các phong trào thi đua. Cuộc sống ổn định giúp chị nuôi dạy con cái trưởng thành. Người con trai đầu đã lập gia đình, hai cháu Đào Vĩnh Đại và Đào Vĩnh Đạt đang theo học đại học ngành nông lâm và ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Trần Thanh Sơn nhận xét: Chị Hà Thị Lệ Chi là một nữ kinh doanh thành đạt tại địa phương, biết vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương mình. Chị luôn chấp hành tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tận tình giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc song.
Có thể bạn quan tâm

Cây mía đã gắn bó với người dân Cà Mau từ rất lâu. Sau khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Cà Mau vẫn giữ lại một diện tích lớn để quy hoạch vùng trồng mía, chủ yếu ở các huyện: Thới Bình, U Minh và Trần Văn Thời.

Để giảm chi phí thức ăn, vịt thường được chăn nuôi chạy đồng, gắn với vụ gặt hàng năm. Nhiều gia đình nuôi tới hàng ngàn con, đem lại nguồn thu nhập đáng kể. Tuy nhiên, trước nguy cơ dịch cúm gia cầm có thể bùng phát bất cứ lúc nào thì vịt chạy đồng là đối tượng dễ bị dịch cúm tấn công và là nguồn lây lan mầm bệnh. Do đó, đối với vấn đề chăn nuôi an toàn sinh học thì hình thức nuôi vịt chạy đồng không được khuyến khích. Thay vào đó hình thức chăn nuôi có sự quản lý chặt chẽ trên một khu vực nhất định là biện pháp giúp bà con nông dân kiểm soát chặt chẽ sự xâm nhập của mầm bệnh vào đàn vật nuôi, tạo ra sản phẩm thịt sạch cho thị trường.

Đầu năm 2012, đề tài khoa học “Giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học” do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Phú Yên chủ trì được áp dụng vào thực tế, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho những hộ nuôi tôm.

Lâu nay, người dân thôn Văn Trị (Hải Tân, Hải Lăng, Quảng Trị) sống nhờ việc đánh bắt tôm cá trên sông Ô Giang. Từ đời này sang đời khác, cá tôm ngày càng khan hiếm do vậy cuộc sống của bà con chưa được cải thiện nhiều.

Vài năm trở lại đây nhu cầu ớt xuất khẩu sang các nước châu Á như: Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc tăng mạnh nên giá ớt luôn ở mức khá cao.