Chi Cục Thủy Sản Hỗ Trợ Mỹ Lộc Phát Triển Mô Hình Nuôi Lươn Đồng Ở Vĩnh Long

Trong khuôn khổ dự án “Chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống và phát triển mô hình nuôi lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo giai đoạn 2011 – 2013” thực hiện năm 2013, Chi cục Thủy sản Vĩnh Long đã tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất giống lươn đồng phương pháp sinh sản bán nhân tạo và kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm tại xã Mỹ Lộc (Tam Bình - Vĩnh Long) với 40 hộ nông dân trong vùng triển khai dự án tham gia.
Với mục tiêu phát triển và chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất giống bằng phương pháp bán nhân tạo và nuôi lươn thương phẩm cho người sản xuất để chủ động sản xuất con giống cung cấp cho người nuôi nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản, góp phần phát triển sản xuất hiệu quả và bền vững, trong năm 2013, Chi cục Thủy sản đã hỗ trợ xây dựng 2 mô hình sản xuất giống (24m2/mô hình) và 12 mô hình nuôi thương phẩm (40 m2/mô hình).
Đặc biệt là để hỗ trợ các xã điểm xây dựng nông thôn mới có điều kiện thực hiện đạt các chỉ tiêu về thu nhập, dự án đã triển khai ở xã Mỹ Lộc (thuộc 9 xã điểm NTM ưu tiên năm 2013) 7 mô hình và xã Song Phú 5 mô hình (thuộc 22 xã điểm nông thôn mới).
Qua lớp tập huấn, nông dân sẽ học được kỹ thuật sản xuất lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo; trực tiếp thực hành các kỹ thuật từ khâu làm bể bạt, cách xử lý đất, trải đất vào bể, chọn lựa lươn bố mẹ đến kỹ thuật vớt trứng, ấp trứng và chăm sóc lươn bột; và kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm cũng như cách phòng trị một số bệnh thường gặp trên lươn.
Thông qua dự án, giúp người nuôi nâng cao hiệu quả tài chính trên diện tích đất sản xuất của mình và chủ động nguồn giống cung ứng cho nuôi để giảm áp lực cho nghề khai thác thủy sản mang tính hủy diệt, xâm hại nguồn lợi tự nhiên và gián tiếp góp phần vào công tác bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Từ một huyện chỉ độc canh về cây lúa, đến nay huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) đã có nhiều chuyển đổi tích cực đa dạng hóa về cây trồng, vật nuôi. Các mô hình như: Nuôi lợn nái Móng Cái, nuôi giun kết hợp làm VAC, nuôi trâu bò vỗ béo và trồng các loại rau màu có giá trị kinh tế cao đang ngày được nông dân mở rộng. Cùng với nhiều loại hình kinh tế phát triển nói trên, ở huyện Lộc Bình hiện nay còn có những mô hình được nhiều bà con quan tâm cần được nhân rộng đó là: Nuôi gà nhiều cựa thả vườn.

Để nuôi cá lóc, nông dân ở xã Đại An (huyện Trà Cú) không chỉ vất vả đào ao mà họ còn phải cất công khoan giếng lấy nước ngọt nuôi cá. Sau hơn 4 tháng nuôi bà con thu về bạc 100 triệu, cao gấp 50 lần so với trồng lúa.

Mặc dù ngành chức năng đã khuyến cáo các hộ nuôi tôm không thả nuôi tôm trái vụ để cải tạo ao đầm, nhưng người dân ở nhiều địa phương vẫn tiếp tục thả nuôi vụ mới, bất chấp rủi ro dịch bệnh do điều kiện thời tiết không thuận lợi.

Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa cho biết, kết quả phân tích 8 mẫu tôm hùm bị bệnh lạ tại thôn Bình Ba (xã Cam Bình, TP. Cam Ranh) cho thấy, 8 mẫu đều phát hiện có trùng lông ký sinh; 7/8 mẫu nhiễm mấm Fusarium (tác nhân gây bệnh đen mang), 5/8 mẫu nhiễm vi khuẩn Vibrio (tác nhân gây hoại tử gan tụy), không phát hiện thấy vi khuẩn ký sinh nội bào Rickettsia-like (tác nhân gây bệnh sữa).

Dak Lak được đánh giá là tỉnh nuôi trồng thủy sản phát triển nhất trong khu vực Tây Nguyên, với diện tích 9 nghìn ha. Năm 2012, sản lượng thủy sản Dak Lak đạt 14.450 tấn, lượng cá bột sản xuất 970 triệu con, nhưng số con giống sản xuất tại chỗ chỉ đạt 46 triệu con, mới đáp ứng được 59% nhu cầu con giống trong tỉnh.