Chi Cục Thủy Sản Hỗ Trợ Mỹ Lộc Phát Triển Mô Hình Nuôi Lươn Đồng Ở Vĩnh Long

Trong khuôn khổ dự án “Chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống và phát triển mô hình nuôi lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo giai đoạn 2011 – 2013” thực hiện năm 2013, Chi cục Thủy sản Vĩnh Long đã tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất giống lươn đồng phương pháp sinh sản bán nhân tạo và kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm tại xã Mỹ Lộc (Tam Bình - Vĩnh Long) với 40 hộ nông dân trong vùng triển khai dự án tham gia.
Với mục tiêu phát triển và chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất giống bằng phương pháp bán nhân tạo và nuôi lươn thương phẩm cho người sản xuất để chủ động sản xuất con giống cung cấp cho người nuôi nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản, góp phần phát triển sản xuất hiệu quả và bền vững, trong năm 2013, Chi cục Thủy sản đã hỗ trợ xây dựng 2 mô hình sản xuất giống (24m2/mô hình) và 12 mô hình nuôi thương phẩm (40 m2/mô hình).
Đặc biệt là để hỗ trợ các xã điểm xây dựng nông thôn mới có điều kiện thực hiện đạt các chỉ tiêu về thu nhập, dự án đã triển khai ở xã Mỹ Lộc (thuộc 9 xã điểm NTM ưu tiên năm 2013) 7 mô hình và xã Song Phú 5 mô hình (thuộc 22 xã điểm nông thôn mới).
Qua lớp tập huấn, nông dân sẽ học được kỹ thuật sản xuất lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo; trực tiếp thực hành các kỹ thuật từ khâu làm bể bạt, cách xử lý đất, trải đất vào bể, chọn lựa lươn bố mẹ đến kỹ thuật vớt trứng, ấp trứng và chăm sóc lươn bột; và kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm cũng như cách phòng trị một số bệnh thường gặp trên lươn.
Thông qua dự án, giúp người nuôi nâng cao hiệu quả tài chính trên diện tích đất sản xuất của mình và chủ động nguồn giống cung ứng cho nuôi để giảm áp lực cho nghề khai thác thủy sản mang tính hủy diệt, xâm hại nguồn lợi tự nhiên và gián tiếp góp phần vào công tác bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Tuy là năm đầu tiên triển khai thí điểm nhưng mô hình “vỗ béo” cua đồng ở xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã đem lại hiệu quả đáng kể. Nhiều hộ chỉ với 1.000m2 ao nuôi nhưng qua khoảng 5 tháng đã thu được lợi nhuận trên dưới 20 triệu đồng

Họ là cán bộ, chiến sĩ Hải quân Công ty Hải sản Trường Sa Đoàn 129. Ngoài nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc, nuôi cá lồng ở Trường Sa góp phần quan trọng trong cải thiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần bộ đội, khẳng định ý chí làm chủ biển đảo, bảo vệ Tổ quốc gắn với xây dựng kinh tế quốc phòng vững chắc.

Bước vào thời điểm thu hái chè chính vụ năm nay, thị trường chè Thái Nguyên có nhiều khởi sắc hơn mọi năm khi chè búp khô được giá, tiêu thụ tốt.

Ngày 6.5, bà Y Lang - Chủ tịch UBND huyện Kon Plông (Kon Tum) - cho biết: Huyện đang phối hợp với một công ty trà ở Lâm Đồng triển khai trồng 150 ha trà ô long chất lượng cao tại 3 xã: Măng Bút (100 ha), Đăk Tăng (30 ha) và Măng Cành (20 ha).

Đây là một hệ thống sử dụng thiết bị lọc sinh học và vi khuẩn đặc biệt để xử lý nước thải sản sinh trong quá trình nuôi cá, vì thế không ảnh hưởng đến môi trường. Theo các nhà khoa học, công nghệ mới có thể giúp cá sinh trưởng trong môi trường nhiệt độ lý tưởng và ổn định