Chi Cục Thủy Sản Hỗ Trợ Mỹ Lộc Phát Triển Mô Hình Nuôi Lươn Đồng Ở Vĩnh Long

Trong khuôn khổ dự án “Chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống và phát triển mô hình nuôi lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo giai đoạn 2011 – 2013” thực hiện năm 2013, Chi cục Thủy sản Vĩnh Long đã tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất giống lươn đồng phương pháp sinh sản bán nhân tạo và kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm tại xã Mỹ Lộc (Tam Bình - Vĩnh Long) với 40 hộ nông dân trong vùng triển khai dự án tham gia.
Với mục tiêu phát triển và chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất giống bằng phương pháp bán nhân tạo và nuôi lươn thương phẩm cho người sản xuất để chủ động sản xuất con giống cung cấp cho người nuôi nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản, góp phần phát triển sản xuất hiệu quả và bền vững, trong năm 2013, Chi cục Thủy sản đã hỗ trợ xây dựng 2 mô hình sản xuất giống (24m2/mô hình) và 12 mô hình nuôi thương phẩm (40 m2/mô hình).
Đặc biệt là để hỗ trợ các xã điểm xây dựng nông thôn mới có điều kiện thực hiện đạt các chỉ tiêu về thu nhập, dự án đã triển khai ở xã Mỹ Lộc (thuộc 9 xã điểm NTM ưu tiên năm 2013) 7 mô hình và xã Song Phú 5 mô hình (thuộc 22 xã điểm nông thôn mới).
Qua lớp tập huấn, nông dân sẽ học được kỹ thuật sản xuất lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo; trực tiếp thực hành các kỹ thuật từ khâu làm bể bạt, cách xử lý đất, trải đất vào bể, chọn lựa lươn bố mẹ đến kỹ thuật vớt trứng, ấp trứng và chăm sóc lươn bột; và kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm cũng như cách phòng trị một số bệnh thường gặp trên lươn.
Thông qua dự án, giúp người nuôi nâng cao hiệu quả tài chính trên diện tích đất sản xuất của mình và chủ động nguồn giống cung ứng cho nuôi để giảm áp lực cho nghề khai thác thủy sản mang tính hủy diệt, xâm hại nguồn lợi tự nhiên và gián tiếp góp phần vào công tác bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2010, từ đôi vịt trời vướng vào lưới đánh cá, anh Tô Quang Dần, thôn Đông Phú, xã Đông Phú, huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã đem về nuôi và thuần hóa. Sau khoảng bảy tháng, vịt trời đẻ lứa trứng đầu tiên, anh Dần đem trứng cho gà ấp để nhân giống. Sau bốn tháng chăm sóc, lứa vịt trời đầu tiên được xuất bán với giá từ 220 đến 250 nghìn đồng/con. Trước hiệu quả kinh tế nhờ nuôi vịt trời đem lại, anh Dần đã tăng quy mô đàn.

Chăm sóc dâu đầy đủ; bón cân đối các loại phân đạm-lân-kali, đủ định lượng, đúng lúc và đúng cách. Hái dâu đúng kỹ thuật và theo yêu cầu tuổi tằm: tằm nhỏ (tuổi 1 đến tuổi 3) ăn lá dâu non, tằm lớn (tuổi 4 - tuổi 5) ăn lá dâu thành thục và lá già. Sát trùng nhà cửa và dụng cụ nuôi tằm bằng dung dịch foocmol 0,2% trước và sau mỗi lứa nuôi.

Ông Thạch Kẹt bày tỏ: “Nếu so sánh với những loại rau màu khác thì trồng hành tím cho thu nhập cao hơn. Chưa có năm nào hành tím bội thu như năm nay. Năng suất bình quân từ 1,1 - 1,3 tấn/công. Không chỉ trúng mùa, hành tím còn trúng giá (từ 17.000 - 19.000 đồng/kg).

Được Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hỗ trợ nguồn vốn 500 triệu đồng, 22 hộ là hội viên Chi hội HTX Nông nghiệp Quyết Thắng đã thực hiện dự án trồng rau an toàn tại phường Long Hương (TP. Bà Rịa). Sau 7 tháng thực hiện dự án, các hộ đã trồng 2,2ha rau dền, cải, mồng tơi...

Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu các địa phương tăng cường tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn nông dân thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật chăm sóc lúa trên, đặc biệt đối với các trường hợp gieo cấy sớm. Đồng thời theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu bệnh, nhất là bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá, rầy nâu để có biện pháp phòng trừ kịp thời.