Chi Cục Thú Y Thực Hiện Biện Pháp Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm

Sau khi phát hiện ổ dịch cúm gia cầm tại ấp Nhà Máy B, xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau vào ngày 26/12, Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau đã nhanh chóng chỉ đạo Trạm Thú y huyện Thới Bình phối hợp cùng chính quyền địa phương thực hiện đồng bộ hóa các biện pháp phòng chống dịch.
Các đơn vị có liên quan sẽ thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch như: Giám sát chặt tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện để phát hiện và xử lý kịp thời khi có gia cầm bệnh; thực hiện điều tra tổng đàn gia cầm tại ấp Nhà Máy B, xã Tân Phú để tiến hành tiêm vắcxin cho đàn gia cầm.
Trạm Thú y huyện sẽ tiến hành phun thuốc, tiêu độc, khử trùng cho các hộ chăn nuôi xung quanh vùng dịch; tuyên truyền các hộ chăn nuôi nâng cao ý thức phòng bệnh, khi phát hiện gia cầm có dấu hiệu bệnh, chết bất thường, nhanh chóng báo cho ngành Thú y để có biện pháp xử lý kịp thời.
Theo kết quả điều tra nhanh tổng đàn gia cầm xung quanh ổ dịch trên địa bàn xã Tân Phú hiện có 39 hộ chăn nuôi với gần 5.800 con gia cầm.
Có thể bạn quan tâm

Gạo được trồng theo phương thức hữu cơ có màu sắc sáng đẹp hơn, hương thơm hơn. Khi cắn hạt gạo, gạo chắc và có vị ngọt hơn. Cơm nấu để qua đêm trong tủ lạnh vẫn thơm dẻo.

Hiện nay, nguồn cá đồng ở địa phương ngày càng được phát triển. Nếu như năm 2011, việc nuôi cá bổi thâm canh chỉ diễn ra nhỏ lẻ, khoảng 30 ha thì năm 2013, diện tích nuôi cá bổi tăng thêm 8 ha. Không chỉ đối với nuôi thâm canh mà hình thức nuôi cá bổi công nghiệp cũng ngày càng được mở rộng.

Sau 4 năm triển khai thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020”, toàn tỉnh có 20.638 lao động được đào tạo nghề. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, trên 71% lao động sau học nghề có việc làm, tăng thu nhập. Đây là nỗ lực không nhỏ trong công tác đào tạo nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn.

Nhằm giúp doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ chế biến, tỉnh Bạc Liêu đang tăng cường công tác quản lý chặt chẽ nguyên liệu trên địa bàn, thường xuyên kiểm tra giám sát việc kinh doanh của tất cả cơ sở, đại lý thu mua nguyên liệu.

Dù mới chỉ có vài chục hộ ở TP Bảo Lộc và huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) bắt đầu sử dụng né gỗ để nuôi tằm và máy để gỡ kén tằm, thế nhưng, hiệu quả của việc nuôi tằm theo công nghệ mới này đã giúp người nông dân giảm được nhiều công lao động và tăng cao thu nhập.