Chi Cục Thú Y Thực Hiện Biện Pháp Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm

Sau khi phát hiện ổ dịch cúm gia cầm tại ấp Nhà Máy B, xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau vào ngày 26/12, Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau đã nhanh chóng chỉ đạo Trạm Thú y huyện Thới Bình phối hợp cùng chính quyền địa phương thực hiện đồng bộ hóa các biện pháp phòng chống dịch.
Các đơn vị có liên quan sẽ thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch như: Giám sát chặt tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện để phát hiện và xử lý kịp thời khi có gia cầm bệnh; thực hiện điều tra tổng đàn gia cầm tại ấp Nhà Máy B, xã Tân Phú để tiến hành tiêm vắcxin cho đàn gia cầm.
Trạm Thú y huyện sẽ tiến hành phun thuốc, tiêu độc, khử trùng cho các hộ chăn nuôi xung quanh vùng dịch; tuyên truyền các hộ chăn nuôi nâng cao ý thức phòng bệnh, khi phát hiện gia cầm có dấu hiệu bệnh, chết bất thường, nhanh chóng báo cho ngành Thú y để có biện pháp xử lý kịp thời.
Theo kết quả điều tra nhanh tổng đàn gia cầm xung quanh ổ dịch trên địa bàn xã Tân Phú hiện có 39 hộ chăn nuôi với gần 5.800 con gia cầm.
Có thể bạn quan tâm

Trong tháng 7 và 8, các nhà máy sản xuất đạm Cà Mau, đạm Ninh Bình và đạm Hà Bắc đều tạm ngừng hoạt động một thời gian để bảo dưỡng định kỳ. Tuy nhiên, dự kiến nguồn cung phân đạm nói chung và ure nói riêng sẽ tiếp tục ổn định.

Vụ Mùa năm nay, huyện Vị Xuyên gieo cấy 4.357,2 ha lúa, trong đó lúa lai là 2.983,4 ha, lúa thuần 1.373,8 ha. Hiện, lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh, bà con nhân dân đang tập trung chăm sóc và phòng, trừ sâu bệnh hại để giành thêm một vụ Mùa mới với năng suất và sản lượng cao.

Nắng trải đều trên những nương đậu hè thu là thời điểm bà con nông dân tập trung thu hoạch lứa thứ nhất. Vượt qua những thách thức của nắng hạn đầu vụ, đậu xanh năm nay được mùa, được giá.

Mùa nước nổi kéo theo nhiều tôm cá đổ về nội đồng, cũng là thời điểm nông dân tạm gác cuốc cày để thả lưới giăng câu. Nhưng năm nay, đã bước vào trung tuần tháng 7 âm lịch, nhiều cửa hàng bán ngư cụ vẫn thưa khách.

Mùn cưa cây cao su là nguyên liệu chính để trồng nấm sò, sau khi dùng xong, thải ra, ông Đỗ Đình Hòa ở xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn (Bình Định) tái sử dụng trồng nấm rơm có hiệu quả cao.