Chi chục triệu mỗi tháng để ăn trái cây ngoại

Nho chuỗi ngọc 2 triệu đồng/kg: Đắt đỏ chưa thấm gì!
Thông tin về loại quả có cái tên mỹ miều “nho chuỗi ngọc”, còn có tên gọi khác là nho currant, với mức giá trên trời lên tới 2 triệu đồng/kg khiến nhiều người tiêu dùng “hoảng hốt”.
Tuy nhiên, với những người thường xuyên sử dụng trái cây nhập khẩu thì "cảm thấy bình thường" vì đây chưa hẳn đã là loại trái cây đắt đỏ nhất.
Trên thị trường, hiện có nhiều loại quả được bán với mức giá trên dưới 1 triệu đồng/kg, hoặc thậm chí lên tới 2 triệu đồng/kg. Đây được mệnh danh là những loại quả dành cho giới nhà giàu, lắm tiền nhiều của.
Trái việt quất Mỹ được các cửa hàng chuyên cung cấp hoa quả nhập khẩu tại Việt Nam bán với giá dao động từ 1 - 2 triệu đồng/kg, tuỳ loại và xuất xứ.
Được người bán giới thiệu như một loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khoẻ, quả việt quất đang được các cửa hàng chung cung cấp trái cây nhập khẩu bán với mức giá khoảng 150 - 250 nghìn đồng một hộp 125 gram, tương đương với 1-2 triệu đồng/kg.
Không chỉ riêng nho currant hay việt quất, nhiều loại quả khác như cherry, lê Hàn Quốc, táo đỏ Mỹ, dâu tây Úc… cũng là những mặt hàng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Giá của những loại quả này, tương tự, cũng không hề rẻ, ít phải vài trăm nghìn, còn nhiều thì trên dưới 2 triệu đồng/kg.
Trong khi đó, người dân ở các nước có mức sống cao như châu Âu chỉ phải bỏ ra chưa tới 16 EUR (khoảng 400 nghìn đồng) để mua 1 kg loại quả này.
Chi chục triệu mỗi tháng để ăn hoa quả ngoại
Chị Nguyễn Hương (Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: “Việt quất có chứa nhiều vitamin A, B, C, E cũng các chất có lợi cho sức khoẻ như đồng, sắt, kẽm… Do đó, tôi thường mua về cho các con và cả nhà cùng ăn. Loại trái cây này có giá khoảng 1 triệu đồng/kg đối với hàng có xuất xứ từ Úc và gần 2 triệu đồng/kg với việt quất nhập từ Mỹ”.
Theo chị Phạm Thị Hương (Đống Đa, Hà Nội): “Mỗi tháng nhà tôi cũng phải mất tới cả chục triệu cho riêng tiền hoa quả, trái cây. Một cân cherry nhập từ Mỹ có giá khoảng 500 - 700 nghìn đồng/kg tuỳ loại, táo New Zealand khoảng 250 nghìn đồng/kg hay sang hơn dùng việt quất, dâu tây Úc gần 2 triệu đồng/kg… bấy nhiêu đó ăn cũng chỉ trong vài ngày là hết”.
Những loại trái cây ngoại sang chảnh giá cả triệu đồng/kg đang trở thành món ăn quen thuộc với người tiêu dùng Việt.
Lý giải về lý do trái cây nhập ngoại về Việt Nam được bán với giá cao hơn nhiều lần so với giá gốc ban đầu, chủ một cửa hàng hoa quả nhập khẩu tại Láng Hạ (Đống Đa, Hà Nội) cho hay: “Do là các loại hoa quả cao cấp nên giá gốc của những loại quả đó thực tế đã không phải là thấp rồi.
Tiếp đó là cộng thêm hàng loạt các chi phí về vận chuyển, bảo quản, chi phí trả cho khâu trung gian khiến giá sản phẩm càng tăng cao”.
Chủ một cửa hàng khác còn chỉ ra một nghịch lý: “Đã mang tiếng quả nhập ngoại, hàng cao cấp, đảm bảo chất lượng mà bán rẻ quá cũng không được. Giá thấp sẽ ngay lập tức bị khách hàng cho là hàng rởm, hàng Tàu và từ chối mua!”
Có thể bạn quan tâm

Đây là những nội dung UBND TP Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã cần tổ chức tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức trong công tác phòng, chống dịch bệnh lở mồm long móng.

Từ vài ngày qua, giá thu mua thanh long tại Bình Thuận liên tục tăng cao và đạt mức kỷ lục từ trước đến nay, đem lại niềm vui cho không ít hộ dân vùng chuyên canh. Như tại xã Hàm Minh (Hàm Thuận Nam), các chủ vựa đưa ra giá thu mua dao động từ 29.500 - 30.000 đồng/kg, nên nhiều nhà vườn thu được khoản tiền lớn từ 400 - 500 triệu đồng.

Nằm ven sông Hồng, xã Đông Kết (Khoái Châu - Hưng Yên) có lợi thế về đồng cỏ ven triền đê và diện tích trồng chuối tương đối lớn (hơn 100 ha)… Đây chính là nguồn thức ăn dồi dào để phát triển đàn bò sữa. Trong thời gian qua, bò sữa đã trở thành con vật nuôi “xóa đói giảm nghèo”, mang lại cuộc sống no đủ cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã.

Năm nay, toàn tỉnh có 13 mô hình được hỗ trợ xây dựng mô hình từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (MTQG XD NTM).

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Thuận vừa đánh giá kết quả triển khai mô hình nuôi dê sinh sản tại xã Hòa Sơn, huyện Ninh Sơn.