Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chi chục triệu mỗi tháng để ăn trái cây ngoại

Chi chục triệu mỗi tháng để ăn trái cây ngoại
Ngày đăng: 28/09/2015

Nho chuỗi ngọc 2 triệu đồng/kg: Đắt đỏ chưa thấm gì!

Thông tin về loại quả có cái tên mỹ miều “nho chuỗi ngọc”, còn có tên gọi khác là nho currant, với mức giá trên trời lên tới 2 triệu đồng/kg khiến nhiều người tiêu dùng “hoảng hốt”.

Tuy nhiên, với những người thường xuyên sử dụng trái cây nhập khẩu thì "cảm thấy bình thường" vì đây chưa hẳn đã là loại trái cây đắt đỏ nhất.

Trên thị trường, hiện có nhiều loại quả được bán với mức giá trên dưới 1 triệu đồng/kg, hoặc thậm chí lên tới 2 triệu đồng/kg. Đây được mệnh danh là những loại quả dành cho giới nhà giàu, lắm tiền nhiều của.

 

Trái việt quất Mỹ được các cửa hàng chuyên cung cấp hoa quả nhập khẩu tại Việt Nam bán với giá dao động từ 1 - 2 triệu đồng/kg, tuỳ loại và xuất xứ.

Được người bán giới thiệu như một loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khoẻ, quả việt quất đang được các cửa hàng chung cung cấp trái cây nhập khẩu bán với mức giá khoảng 150 - 250 nghìn đồng một hộp 125 gram, tương đương với 1-2 triệu đồng/kg.

Không chỉ riêng nho currant hay việt quất, nhiều loại quả khác như cherry, lê Hàn Quốc, táo đỏ Mỹ, dâu tây Úc… cũng là những mặt hàng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Giá của những loại quả này, tương tự, cũng không hề rẻ, ít phải vài trăm nghìn, còn nhiều thì trên dưới 2 triệu đồng/kg.

 

Trong khi đó, người dân ở các nước có mức sống cao như châu Âu chỉ phải bỏ ra chưa tới 16 EUR (khoảng 400 nghìn đồng) để mua 1 kg loại quả này.

Chi chục triệu mỗi tháng để ăn hoa quả ngoại

Chị Nguyễn Hương (Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: “Việt quất có chứa nhiều vitamin A, B, C, E cũng các chất có lợi cho sức khoẻ như đồng, sắt, kẽm… Do đó, tôi thường mua về cho các con và cả nhà cùng ăn. Loại trái cây này có giá khoảng 1 triệu đồng/kg đối với hàng có xuất xứ từ Úc và gần 2 triệu đồng/kg với việt quất nhập từ Mỹ”.

 

Theo chị Phạm Thị Hương (Đống Đa, Hà Nội): “Mỗi tháng nhà tôi cũng phải mất tới cả chục triệu cho riêng tiền hoa quả, trái cây. Một cân cherry nhập từ Mỹ có giá khoảng 500 - 700 nghìn đồng/kg tuỳ loại, táo New Zealand khoảng 250 nghìn đồng/kg hay sang hơn dùng việt quất, dâu tây Úc gần 2 triệu đồng/kg… bấy nhiêu đó ăn cũng chỉ trong vài ngày là hết”.

 

Những loại trái cây ngoại sang chảnh giá cả triệu đồng/kg đang trở thành món ăn quen thuộc với người tiêu dùng Việt.

Lý giải về lý do trái cây nhập ngoại về Việt Nam được bán với giá cao hơn nhiều lần so với giá gốc ban đầu, chủ một cửa hàng hoa quả nhập khẩu tại Láng Hạ (Đống Đa, Hà Nội) cho hay: “Do là các loại hoa quả cao cấp nên giá gốc của những loại quả đó thực tế đã không phải là thấp rồi.

Tiếp đó là cộng thêm hàng loạt các chi phí về vận chuyển, bảo quản, chi phí trả cho khâu trung gian khiến giá sản phẩm càng tăng cao”.

Chủ một cửa hàng khác còn chỉ ra một nghịch lý: “Đã mang tiếng quả nhập ngoại, hàng cao cấp, đảm bảo chất lượng mà bán rẻ quá cũng không được. Giá thấp sẽ ngay lập tức bị khách hàng cho là hàng rởm, hàng Tàu và từ chối mua!”


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Ốc Hương Nuôi Ốc Hương "Một Vốn - Ba Lời"

Theo tính toán của người dân, cứ 1 kg (khoảng 1 vạn con) ốc hương giống nuôi trong một lồng (diện tích 3x4 m), sau 5 tháng sẽ cho 80-100 kg ốc thương phẩm, chi phí tính gộp chưa đến 4,5 triệu đồng.

25/12/2010
Triển Khai Mô Hình “Nuôi Cua Công Nghiệp” Triển Khai Mô Hình “Nuôi Cua Công Nghiệp”

Nhằm phát huy tiềm năng kinh tế các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, năm 2010 được sự hỗ trợ từ nguồn vốn chương trình dự án KNKN thuộc Trung tâm KNKN Quốc gia, Trung tâm KNKN Bạc Liêu đã triển khai mô hình “ Nuôi cua công nghiệp” trên địa bàn 2 huyện Hòa Bình, Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu

08/03/2011
Đồng Bằng Sông Cửu Long Sẽ Là Vùng Nông Sản Lớn Toàn Cầu Đồng Bằng Sông Cửu Long Sẽ Là Vùng Nông Sản Lớn Toàn Cầu

Phạm vi quy hoạch vùng ĐBSCL gồm toàn bộ ranh giới hành chính của TP.Cần Thơ và 12 tỉnh: An Giang, Bạc Liêu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang và Cà Mau

17/03/2011
Họp 4 Bên Về Vấn Đề Cá Tra Tại Thụy Sĩ Họp 4 Bên Về Vấn Đề Cá Tra Tại Thụy Sĩ

Theo thông tin từ Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Vasep, ngày 23/3/2011, ông Mark Powell đã đồng ý với đề nghị của VASEP tổ chức một cuộc họp 4 bên (WWF quốc tế, WWF Việt Nam, VASEP và Vinafish).

31/03/2011
Xét Nghiệm Thành Công Bệnh Vi Bào Tử Ở Tôm Sú Xét Nghiệm Thành Công Bệnh Vi Bào Tử Ở Tôm Sú

Ngày 6/4, ông Phạm Hoàng Giang, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu cho biết, sau nhiều tháng theo dõi, nghiên cứu, đơn vị đã thực hiện xét nghiệm thành công bệnh vi bào tử ở tôm sú

16/04/2011