Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chi 3 Tỉ Đô La Mỹ Nhập Khẩu Thức Ăn Chăn Nuôi

Chi 3 Tỉ Đô La Mỹ Nhập Khẩu Thức Ăn Chăn Nuôi
Ngày đăng: 14/01/2015

Theo Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã chi gần 3 tỉ đô la Mỹ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi trong 11 tháng đầu năm 2014, tăng 5,86% so với cùng kỳ năm trước.

Riêng trong tháng 11, số ngoại tệ để nhập thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu lên tới 243 triệu đô la Mỹ, tăng gần 28% so với cùng tháng năm 2013.
Bộ Công thương cho biết, giá sản phẩm khi đến tay người chăn nuôi đã "đội" lên cao do nguyên liệu của ngành thức ăn chăn nuôi chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài.
So với các nước trong khu vực, giá thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam luôn cao hơn khoảng 15 đến 20%, dẫn đến các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam khó cạnh tranh.
Theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi, cả nước có khoảng 239 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, trong đó 180 nhà máy là của các doanh nghiệp trong nước, 59 là của các liên doanh và 100% vốn FDI. Số nhà máy liên doanh và FDI không nhiều song công suất lớn, sản lượng cao, chiếm thị phần lớn hơn nhiều so với doanh nghiệp trong nước/
Bộ Công Thương cho rằng, hiện nay thị trường thức ăn chăn nuôi đang bị điều khiển bởi một số công ty FDI. Các doanh nghiệp này chiếm thị phần lớn, tập trung thị trường, liên kết định giá, sử dụng hệ thống phân phối thông qua các đại lý độc quyền và chiết khấu lớn để cạnh tranh không lành mạnh với doanh nghiệp trong nước.
Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam chẳng hạn đang chiếm thị phần cao nhất trong sản xuất thức ăn gia súc tại Việt Nam, ở mức 19,42%; tiếp đến là Công ty TNHH Cargill Việt Nam khoảng 8,11%; Công ty Proconco là 7,51%, còn lại thuộc về ANT, Greenfeed, AnCo, Japfa.
Bên cạnh đó, bộ này nhận xét, dịch vụ thú ý cũng bị chi phối bởi các công ty tư nhân nước ngoài dẫn đến nguy cơ thị trường bị thiên lệch, sử dụng quá nhiều loại thuốc giá đắt và gây thiệt hại cho nông dân.
Ngay đến hệ thống giết mổ, phân phối thịt, nhập lậu thịt chất lượng kém… là những mối đe dọa đến sự phát triển của ngành. Vì vậy, Nhà nước cần có biện pháp phá vỡ thế độc quyền và tạo ra khả năng kiểm soát thị trường của một số công ty trong nước, nâng cao tính cạnh tranh lành mạnh cho thị trường.
Chi phí cho thức ăn chăn nuôi đã chiếm tới khoảng 70% tổng giá trị thị trường chăn nuôi (6,958 tỉ đô la Mỹ năm 2012 và 7,643 tỉ đô la Mỹ năm 2013). Mặc dù giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi ổn định, sản lượng thức ăn chăn nuôi nội địa tăng, thuế VAT 5% cũng đã được bãi bỏ nhưng giá thức ăn chăn nuôi trên thị trường vẫn luôn tăng, gây nhiều khó khăn cho người chăn nuôi Việt Nam.
Hiện, việc thị trường thức ăn chăn nuôi ngày càng phụ thuộc vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khi các doanh nghiệp này chiếm phần lớn thị phần và có khả năng điều khiển thị trường, có thể gây tổng thiệt hại xã hội hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm theo tính toán.


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Chuyến Cá Ngừ Đầu Tiên Sang Nhật Bản Xuất Khẩu Chuyến Cá Ngừ Đầu Tiên Sang Nhật Bản

Chiều 5.8, lãnh đạo Công ty cổ phần thủy sản Bình Định (Bidifisco) và Công ty Kato Hitoshi General Office Co., Ltd (Kato Office) của Nhật Bản đã chính thức ký kết hợp đồng kinh doanh đại lý độc quyền.

06/08/2014
Bảo Thắng (Lào Cai) Sẽ Ghép 2.709 Cây Nhãn Bằng Giống Mới Bảo Thắng (Lào Cai) Sẽ Ghép 2.709 Cây Nhãn Bằng Giống Mới

Loại nhãn này có vị ngọt, thanh, cùi dày. Đặc biệt, thời gian thu hoạch nhãn ghép muộn hơn một tháng so với các giống nhãn thông thường tại địa phương. Vì vậy, sẽ giúp người trồng không lo bị ứ đọng sản phẩm, do nhãn chín rộ cùng một thời điểm, theo đó, giá bán cũng cao hơn.

28/07/2014
Bình Định Xuất Khẩu Cá Ngừ Đại Dương Sang Nhật Bình Định Xuất Khẩu Cá Ngừ Đại Dương Sang Nhật

Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định (Bidifisco) và Công ty Kato Hitoshi General Office Co,. Ltd (Kato Office) Nhật Bản đã ký kết hợp đồng xuất khẩu cá ngừ đại dương sang Nhật.

06/08/2014
'Kỹ Xảo' Làm Gạo Thơm Nhờ Ướp Hương Liệu 'Kỹ Xảo' Làm Gạo Thơm Nhờ Ướp Hương Liệu

Bằng một vài “mánh” về kỹ thuật, sử dụng hương liệu… gạo ăn trở nên đẹp hơn, thơm hơn. Tuy nhiên, cách làm này cũng khiến nhiều người sử dụng lo ngại về giá trị dinh dưỡng của gạo đã bị mất đi.

28/07/2014
Tổ Chức Lại Sản Xuất Để Tăng Thu Nhập Cho Nông Dân Tổ Chức Lại Sản Xuất Để Tăng Thu Nhập Cho Nông Dân

Ngoài ra, cần phải có đề án về tái cơ cấu lúa gạo theo hướng chuyển sang các giống lúa có giá trị cao, có thể xuất khẩu với giá 700-1.000 USD/tấn thay vì chỉ khoảng 430 USD/tấn như hiện nay. Theo ông Phát, các doanh nghiệp cần chào hàng ở nước ngoài rồi về đặt hàng nông dân sản xuất, không làm theo cách hiện nay.

06/08/2014