Chi 3 Tỉ Đô La Mỹ Nhập Khẩu Thức Ăn Chăn Nuôi

Theo Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã chi gần 3 tỉ đô la Mỹ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi trong 11 tháng đầu năm 2014, tăng 5,86% so với cùng kỳ năm trước.
Riêng trong tháng 11, số ngoại tệ để nhập thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu lên tới 243 triệu đô la Mỹ, tăng gần 28% so với cùng tháng năm 2013.
Bộ Công thương cho biết, giá sản phẩm khi đến tay người chăn nuôi đã "đội" lên cao do nguyên liệu của ngành thức ăn chăn nuôi chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài.
So với các nước trong khu vực, giá thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam luôn cao hơn khoảng 15 đến 20%, dẫn đến các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam khó cạnh tranh.
Theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi, cả nước có khoảng 239 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, trong đó 180 nhà máy là của các doanh nghiệp trong nước, 59 là của các liên doanh và 100% vốn FDI. Số nhà máy liên doanh và FDI không nhiều song công suất lớn, sản lượng cao, chiếm thị phần lớn hơn nhiều so với doanh nghiệp trong nước/
Bộ Công Thương cho rằng, hiện nay thị trường thức ăn chăn nuôi đang bị điều khiển bởi một số công ty FDI. Các doanh nghiệp này chiếm thị phần lớn, tập trung thị trường, liên kết định giá, sử dụng hệ thống phân phối thông qua các đại lý độc quyền và chiết khấu lớn để cạnh tranh không lành mạnh với doanh nghiệp trong nước.
Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam chẳng hạn đang chiếm thị phần cao nhất trong sản xuất thức ăn gia súc tại Việt Nam, ở mức 19,42%; tiếp đến là Công ty TNHH Cargill Việt Nam khoảng 8,11%; Công ty Proconco là 7,51%, còn lại thuộc về ANT, Greenfeed, AnCo, Japfa.
Bên cạnh đó, bộ này nhận xét, dịch vụ thú ý cũng bị chi phối bởi các công ty tư nhân nước ngoài dẫn đến nguy cơ thị trường bị thiên lệch, sử dụng quá nhiều loại thuốc giá đắt và gây thiệt hại cho nông dân.
Ngay đến hệ thống giết mổ, phân phối thịt, nhập lậu thịt chất lượng kém… là những mối đe dọa đến sự phát triển của ngành. Vì vậy, Nhà nước cần có biện pháp phá vỡ thế độc quyền và tạo ra khả năng kiểm soát thị trường của một số công ty trong nước, nâng cao tính cạnh tranh lành mạnh cho thị trường.
Chi phí cho thức ăn chăn nuôi đã chiếm tới khoảng 70% tổng giá trị thị trường chăn nuôi (6,958 tỉ đô la Mỹ năm 2012 và 7,643 tỉ đô la Mỹ năm 2013). Mặc dù giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi ổn định, sản lượng thức ăn chăn nuôi nội địa tăng, thuế VAT 5% cũng đã được bãi bỏ nhưng giá thức ăn chăn nuôi trên thị trường vẫn luôn tăng, gây nhiều khó khăn cho người chăn nuôi Việt Nam.
Hiện, việc thị trường thức ăn chăn nuôi ngày càng phụ thuộc vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khi các doanh nghiệp này chiếm phần lớn thị phần và có khả năng điều khiển thị trường, có thể gây tổng thiệt hại xã hội hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm theo tính toán.
Có thể bạn quan tâm

Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp phát triển góp phần tăng diện tích trồng lúa hàng năm của An Giang trên 600.000 héc-ta, đạt sản lượng gần 4 triệu tấn.

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày, thế nhưng tình trạng ô nhiễm vi sinh vật, hoá chất độc hại, kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên rau, đặc biệt là rau ăn lá, đã ảnh hưởng đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường. Sản xuất và cung ứng rau an toàn đang là câu chuyện được các cấp, các ngành và cộng đồng quan tâm. Thế nhưng sản xuất rau an toàn vẫn gặp khó...

Thời gian gần đây, vùng biển ven bờ thuộc vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) có hàng chục chiếc tàu cá làm nghề giã cào thường xuyên hoạt động đánh bắt hải sản. Bên cạnh đó, các tàu cá này chủ yếu đánh bắt bằng xung điện làm môi trường biển bị hủy hoại, nguồn lợi thủy sản ven bờ ngày càng cạn kiệt khiến ngư dân trong vùng bức xúc.

Để đa dạng hóa đối tượng vật nuôi, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Tuy An (Phú Yên) đã chủ trì thực hiện dự án Nhân rộng mô hình nuôi cá chình bông thương phẩm bằng ao xi măng ngoài trời do kỹ sư Ngô Thị Mỹ Hạnh, cán bộ quản lý môi trường và nguồn lợi thủy sản xã An Ninh Tây (Tuy An) làm chủ nhiệm.

Đến nay, những hộ làm nghề nuôi cá bổi ở huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đã thu hoạch được hơn 30 ha, năng suất bình quân 20 tấn/ha.