Chỉ 3% Diện Tích Áp Dụng VietGAP

Bộ NNPTNT đang lấy ý kiến cho dự thảo sửa đổi các quy định tiêu chuẩn VietGAP theo hướng đơn giản hơn.
Ngày 21.3, TS Phạm Đồng Quảng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết, trong 5 năm qua, Bộ đã lần lượt ban hành quy trình canh tác VietGAP đối với 5 sản phẩm là rau, trái cây, chè búp tươi, lúa và cà phê, nhưng trong tổng số hơn 6 triệu ha đất trồng các loại cây trên thì mới có 3% diện tích áp dụng VietGAP, với tổng diện tích được chứng nhận khoảng 14.500ha.
Cũng theo ông Quảng, phần lớn nông dân không áp dụng VietGAP vì quy trình dài và phức tạp; chi phí lớn, trong khi giá bán sản phẩm VietGAP không cao hơn sản phẩm thông thường là bao…
Hiện Bộ NNPTNT đang lấy ý kiến cho dự thảo sửa đổi các quy định tiêu chuẩn VietGAP theo hướng đơn giản các thủ tục để nông dân dễ tham gia hơn.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2015, được sự quan tâm và đầu tư kinh phí của Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tỉnh, Trạm Khuyến nông huyện Tây Sơn đã tiếp nhận và triển khai thực hiện mô hình nuôi thâm canh bò thịt chất lượng cao ở giai đoạn bê con.

Công ty cổ phần Vật tư - Kỹ thuật nông nghiệp (VTKTNN) Bình Định là một trong số 100 doanh nghiệp (DN) toàn quốc, và là 1 trong số 2 DN tại Bình Định (cùng Công ty cổ phần Xây dựng 47), vinh dự được Bộ NN&PTNT tặng danh hiệu “DN vì nhà nông” lần thứ I - 2015.

Trong 70 năm qua, ngành nông nghiệp Quảng Ngãi không ngừng lớn mạnh và gặt hái những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực, tích cực cải thiện đời sống của người dân, góp phần đắc lực vào sự phát triển kinh tế, xã hội chung của tỉnh.

Mặc dù nhông là con vật dễ nuôi, có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ mạnh, thế nhưng chỉ sau vài năm thành lập Tổ hợp tác nuôi nhông xã Bình Thạnh (Bình Sơn), từ 24 thành viên, đến nay chỉ còn vài hộ giữ lại nghề này...

Khi viết bài này, tôi chợt nhớ tới tên một truyện ngắn nổi tiếng của cố nhà văn Nhật Tuấn (vừa qua đời), tên truyện ngắn ấy là :“Con chim biết chọn hạt”.