Chỉ 3% Diện Tích Áp Dụng VietGAP

Bộ NNPTNT đang lấy ý kiến cho dự thảo sửa đổi các quy định tiêu chuẩn VietGAP theo hướng đơn giản hơn.
Ngày 21.3, TS Phạm Đồng Quảng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết, trong 5 năm qua, Bộ đã lần lượt ban hành quy trình canh tác VietGAP đối với 5 sản phẩm là rau, trái cây, chè búp tươi, lúa và cà phê, nhưng trong tổng số hơn 6 triệu ha đất trồng các loại cây trên thì mới có 3% diện tích áp dụng VietGAP, với tổng diện tích được chứng nhận khoảng 14.500ha.
Cũng theo ông Quảng, phần lớn nông dân không áp dụng VietGAP vì quy trình dài và phức tạp; chi phí lớn, trong khi giá bán sản phẩm VietGAP không cao hơn sản phẩm thông thường là bao…
Hiện Bộ NNPTNT đang lấy ý kiến cho dự thảo sửa đổi các quy định tiêu chuẩn VietGAP theo hướng đơn giản các thủ tục để nông dân dễ tham gia hơn.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng ĐBSCL đang diễn ra mạnh mẽ, việc nghiên cứu, sử dụng hiệu quả những vùng đất phèn rộng lớn của vùng là vấn đề được các nhà khoa học và nông dân quan tâm.

Đảm bảo an toàn vùng nuôi nhằm hạn chế mầm bệnh, dịch bệnh bùng phát, người nuôi tôm không sử dụng thuốc, hóa chất cấm trong nuôi tôm.

Cần chọn vùng đất thích nghi để quy hoạch thành vùng chuyên canh. Chọn cây giống có phẩm chất cao, sạch bệnh. Chú ý sử dụng cây giống đầu dòng làm mắt ghép và khai thác ưu thế của gốc ghép khỏe để giúp cây mới dễ ra hoa, đậu trái, tăng khả năng kháng sâu bệnh và chống chịu tốt với môi trường.

Thời điểm này, hơn 4 nghìn ha vải thiều sớm tập trung ở Lục Ngạn, Tân Yên, Lục Nam, Yên Thế (Bắc Giang) chuẩn bị cho thu hoạch.

Huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã triển khai xây dựng thành công mô hình trồng bí xanh Tre Việt tại xã Thạch Châu cho thu nhập 140 triệu đồng/ha, với hiệu quả kinh tế gấp 4-5 so với trồng lạc, lúa.