Chênh lệch giá cao, đường nhập lậu ồ ạt về Việt Nam

Cụ thể nếu nhập lậu đường cát từ biên giới vào nội địa thì các đối tượng buôn lậu sẽ thu lợi khoảng 50-60 ngàn đồng/bao 50kg. Thuốc lá điếu ngoại lậu dù chỉ thu lợi 2-3 ngàn đồng/gói (20 điếu) nhưng tình hình nhập lậu vẫn gia tăng.
Theo đánh giá của ngành quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh, hoạt động buôn lậu chỉ lắng dịu và chựng lại khi bị cơ quan chức năng kiểm tra, chốt chặn.
Tuy nhiên, đối tượng và băng nhóm vận chuyển hàng hóa nhập lậu tuyến từ huyện Bến Cầu (giáp ranh biên giới Campuchia) về huyện Gò Dầu (thông qua quốc lộ 22) vẫn còn.
Các đối tượng thường vận chuyển vào ban đêm hoặc canh lúc lực lượng chống buôn lậu nghỉ ngơi. Mặt hàng nhập lậu chủ yếu hiện cũng là thuốc lá điếu ngoại và đường cát.
Tổng cộng trong 6 tháng đầu năm 2015, chi cục quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh đã bắt 101 vụ nhập hàng trăm tấn đường. Trong đó, chỉ tính riêng tháng 6-2015, công an Tây Ninh phối hợp lực lượng chức năng đã bắt giữ 2 vụ nhập lậu đường cát với tổng trọng lượng hơn 60 tấn.
Lực lượng chức năng cũng bắt được 391 vụ vi phạm nhập lậu thuốc lá tịch thu 77.112 gói thuốc lá ngoại các loại trong 6 tháng.
Ông Võ Thanh Phong, chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh cho biết đối tượng buôn lậu thường sử dụng xe gắn máy xoáy nòng chạy tốc độ cao, luôn có người theo sát lực lượng chống buôn lậu để đối phó và gây cản trở khi bị phát hiện.
Thậm chí, các đối tượng buôn lậu còn dùng xe gắn máy có thiết kế phụ hoặc giả dạng hành khách giấu hàng lậu trong hành lý hoặc ngụy trang, cất giấu trong hàng hóa hợp pháp để vận chuyển bằng xe tải để vận chuyển hàng lậu vào nội địa.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình trạng cá nổi đầu hàng loạt trên một số tuyến kênh, rạch ở địa bàn xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy trong những ngày gần đây, Chi cục Thủy sản Hậu Giang đã đưa ra khuyến cáo người nuôi thủy sản một số biện pháp nhằm giảm nguy cơ ảnh hưởng xấu đến đàn cá trong ao.
Hiện nay, nhiều hộ nuôi tôm nước lợ (chủ yếu tôm sú, tôm thẻ) đang gặp khó và lợi nhuận không cao, thậm chí còn thua lỗ. Lý giải về vấn đề này, ông Dương Văn Đởm, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) phân tích: Với giá thành tôm nguyên liệu giảm mạnh (15.000 - 20.000 đồng/kg đối với tôm thẻ chân trắng và 35.000 - 40.000 đồng/kg đối với tôm sú), cùng với đó là năm nay do ảnh hưởng của thời tiết, làm cho tôm nuôi bị bệnh, nên tăng chi phí sản xuất.

Đồng Tháp có lợi thế tự nhiên rất lớn để phát triển con cá điêu hồng. Diện tích cá điêu hồng trong lồng, bè không ngừng biến động qua từng năm.

Sau buổi tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi ếch thương phẩm tại xã Kim Long, huyện Châu Đức vào ngày 23/6/2015 vừa qua, chúng tôi có dịp tham quan mô hình nuôi ếch trong bể của hộ anh Ngô Văn Bài ở tổ 14, ấp Hưng Long, xã Kim Long.

Ngay từ đầu năm 2015, Quảng Xương (Thanh Hóa) đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy hiệu quả khai thác, đầu tư mạnh cho phát triển hậu cần nghề cá; chỉ đạo các chủ đồng cải tạo đồng nuôi, tăng cường quản lý con giống, chuyển hướng theo hình thức nuôi đa con, đa thời vụ và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tập huấn kỹ thuật nuôi trồng và chế biến thủy sản, triển khai các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản; khuyến khích nâng cấp, cải tạo, đóng mới tàu khai thác xa bờ...