Chế Tạo Thành Công Máy Cạo Mủ Cao Su

Đây là sản phẩm của anh Lê Thanh Bình, ở TP. Đông Hà (Quảng Trị). Với lợi thế là thợ cơ khí, sau nhiều tháng trời mài mò nghiên cứu, thử nghiệm và cuối cùng anh Bình đã chế tạo thành công chiếc máy cạo mủ cao su.
Máy cạo mủ của anh Bình có nguyên lý cấu tạo hoạt động dựa trên nguyên tắc sử dụng momen quay tròn của động cơ điện một chiều để cắt gọt lớp vỏ cây cao su. Máy có bộ phận khống chế nên không gây tổn thương cho thân cây, có thể tùy chỉnh theo độ dày mỏng của lát cắt từ 1,2 - 1,5 li. Máy có kích thước nhỏ gọn với chiều dài 25 cm, rộng 8 cm, trọng lượng khoảng 0,7 kg, phù hợp trong thao tác cũng như di chuyển. Tốc độ của máy cắt nhanh, ngọt nên không bít đường ống tiết mủ và lượng mủ tiết ra tăng 10 - 15% so với dao cạo mủ truyền thống.
"Cạo theo cách truyền thống, bà con thao tác còn chậm, khi cạo, đường cạo do phải đẩy đi đẩy lại nhiều lần làm tắc các mạch mủ, kết quả là năng suất không cao. Sử dụng máy cạo, năng suất mủ cao hơn nhiều so với cách cạo thủ công nhờ chế độ cắt ngọt và chỉ một lát cắt qua nên mạch mủ không bị tắc. Hơn nữa, chỉ cần ít thời gian thao tác là mọi người có thể cạo được mà không phải qua một lớp tập huấn dài ngày như cạo thủ công", anh Bình cho biết.
Xuất thân là con nhà nông, nên anh Bình thấu hiểu nỗi nhọc nhằn vất vả của người nông dân. Anh có ước mơ sáng chế được nhiều loại máy, đặc biệt trong lĩnh vực máy nông nghiệp để giúp bà con nông dân đỡ vất vả, cải thiện hiệu quả làm việc. Được biết, anh Bình đã mang máy cạo mủcao su đi tham gia giới thiệu tại Hội chợ nông nghiệp quốc tế (2009 và 2010) và hội chợ Công nghệ và Thiết bị Việt Nam ASEAN+3, được Ban tổ chức đánh giá cao và trao giấy chứng nhận. Giá mỗi chiếc máy khoảng 2,5 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Khoảng tháng nay có rất nhiều công ty ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội đến đặt vấn đề mua chôm chôm, số lượng khoảng 600 - 700 kg/tuần để xuất sang các thị trường Châu Âu. Tuy nhiên, do hiện tại chôm chôm hết mùa nên “HTX hẹn hợp đồng vào tháng 11 tới”.

Năm 2015 này, tổng nguồn vốn Quảng Nam phân bổ cho các địa phương để xây dựng NTM là gần 328,4 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư phát triển hơn 307 tỷ đồng và vốn sự nghiệp xấp xỉ 21,4 tỷ đồng.

Cơ chế tín dụng thông thường, thiếu bảo đảm tiền vay, dự án và sự “ngại” đầu tư của các ngân hàng khiến nguồn vốn tín dụng chưa khơi thông mạnh vào nông nghiệp, nông thôn… là những vấn đề được đặt ra tại hội nghị về "chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn".
Từ kết quả khảo sát thực địa tại một số địa bàn về mô hình trồng cây ba kích dưới tán rừng tự nhiên đem lại hiệu quả, huyện Tây Giang đang tiếp tục nhân rộng mô hình, nhằm giúp người dân có cơ hội phát triển nguồn dược liệu quý tại địa phương.

Trong các ngày 22 và 23.10, Phòng NN&PTNT huyện Tiên Phước mời chuyên gia đầu ngành về mở lớp tập huấn kỹ thuật trồng, phòng ngừa sâu bệnh trên cây tiêu cho hàng chục nông dân trên địa bàn.