Chè Tân Hương Đạt Tổng Doanh Thu Hơn 6,4 Tỷ Đồng

Từ đầu năm đến nay, Hợp tác xã (HTX) chè Tân Hương (xóm Cây Thị, xã Phúc Xuân, T.P Thái Nguyên) đã bán ra thị trường gần 20 tấn chè búp khô các loại, đạt tổng doanh thu hơn 6,4 tỷ đồng, nộp ngân sách trên 600 triệu đồng, tăng 15% so với cùng kỳ, đảm bảo tiêu thụ chè cho 70 xã viên với giá trung bình 200 nghìn đồng/kg và việc làm cho 10 lao động với mức thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/tháng.
HTX Chè Tân Hương được thành lập năm 2001, là đơn vị đầu tiên trong nước được cấp chứng nhận tiêu chuẩn Quốc tế UTZ Certified tại Việt Nam (UTZ Certified là một chương trình chứng nhận toàn cầu, đưa ra các tiêu chuẩn về sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp có trách nhiệm). Những năm qua, bằng việc nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, sản phẩm chè búp khô của HTX đã được người tiêu dùng ưa chuộng, thị trường tiêu thụ mở rộng khắp các tỉnh, thành trên cả nước.
Năm 2014, HTX đã cung cấp ra thị trường thêm 2 sản phẩm mới là Bạch Ngọc Trà và Tâm Phúc Trà. Đồng thời tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm bằng cách ban hành quy chế đặc thù đối với các trưởng nhóm phụ trách hộ xã viên. Năm 2015, HTX có kế hoạch xây dựng khu nhà xưởng sản xuất tập trung và vay vốn hỗ trợ các hộ xã viên đầu tư thiết bị chế biến chè tiên tiến.
Nguồn bài viết: http://www.baothainguyen.org.vn/tin-tuc/kinh-te/dat-tong-doanh-thu-hon-64-ty-dong-222189-108.html
Có thể bạn quan tâm

Theo Bộ NN&PTNT, hiện nay trong 152 trại sản xuất cá bột có đàn cá bố mẹ mới chỉ có 5,2% trại sản xuất cá bố mẹ đã qua chọn lọc di truyền từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, trên 31% cơ sở sản xuất chọn mua cá bố mẹ từ nguồn cá tự nhiên.

Gần đây, phong trào nuôi cá lóc thương phẩm ở Bình Thuận phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người dân địa phương. Tuy nhiên, đối với nghề nuôi cá lóc hiện nay, khó khăn lớn nhất là quản lý nguồn nước và nguồn thức ăn cá tạp tươi đảm bảo chất lượng và số lượng.

Theo tính toán của người dân, cứ 1 kg (khoảng 1 vạn con) ốc hương giống nuôi trong một lồng (diện tích 3x4 m), sau 5 tháng sẽ cho 80-100 kg ốc thương phẩm, chi phí tính gộp chưa đến 4,5 triệu đồng.

Nhằm phát huy tiềm năng kinh tế các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, năm 2010 được sự hỗ trợ từ nguồn vốn chương trình dự án KNKN thuộc Trung tâm KNKN Quốc gia, Trung tâm KNKN Bạc Liêu đã triển khai mô hình “ Nuôi cua công nghiệp” trên địa bàn 2 huyện Hòa Bình, Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu

Phạm vi quy hoạch vùng ĐBSCL gồm toàn bộ ranh giới hành chính của TP.Cần Thơ và 12 tỉnh: An Giang, Bạc Liêu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang và Cà Mau