Chè Tân Hương Đạt Tổng Doanh Thu Hơn 6,4 Tỷ Đồng

Từ đầu năm đến nay, Hợp tác xã (HTX) chè Tân Hương (xóm Cây Thị, xã Phúc Xuân, T.P Thái Nguyên) đã bán ra thị trường gần 20 tấn chè búp khô các loại, đạt tổng doanh thu hơn 6,4 tỷ đồng, nộp ngân sách trên 600 triệu đồng, tăng 15% so với cùng kỳ, đảm bảo tiêu thụ chè cho 70 xã viên với giá trung bình 200 nghìn đồng/kg và việc làm cho 10 lao động với mức thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/tháng.
HTX Chè Tân Hương được thành lập năm 2001, là đơn vị đầu tiên trong nước được cấp chứng nhận tiêu chuẩn Quốc tế UTZ Certified tại Việt Nam (UTZ Certified là một chương trình chứng nhận toàn cầu, đưa ra các tiêu chuẩn về sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp có trách nhiệm). Những năm qua, bằng việc nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, sản phẩm chè búp khô của HTX đã được người tiêu dùng ưa chuộng, thị trường tiêu thụ mở rộng khắp các tỉnh, thành trên cả nước.
Năm 2014, HTX đã cung cấp ra thị trường thêm 2 sản phẩm mới là Bạch Ngọc Trà và Tâm Phúc Trà. Đồng thời tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm bằng cách ban hành quy chế đặc thù đối với các trưởng nhóm phụ trách hộ xã viên. Năm 2015, HTX có kế hoạch xây dựng khu nhà xưởng sản xuất tập trung và vay vốn hỗ trợ các hộ xã viên đầu tư thiết bị chế biến chè tiên tiến.
Nguồn bài viết: http://www.baothainguyen.org.vn/tin-tuc/kinh-te/dat-tong-doanh-thu-hon-64-ty-dong-222189-108.html
Có thể bạn quan tâm

Năm 2007, anh Hoàng đào 5.000 mét vuông đất để làm hồ nuôi cá nước ngọt. Ban đầu anh thả 10.000 con giống các loại cá trầu, cá chép, cá rô phi, cá trắm cỏ. Chi phí tiền giống là 4,5 triệu đồng. Sau 6 tháng thả nuôi, trừ đi các khoản chi phí, anh còn lãi 54 triệu đồng.

Là một địa phương có nhiều đời gắn bó với nghề khai thác, đánh bắt thuỷ sản trên biển, nên trước đây, người dân làng biển Công giáo Xuân Hoà, Quảng Xuân, Quảng Trạch vốn khá xa lạ với việc nuôi trồng thuỷ sản.

Các lớp tập huấn Khuyến nông thực sự đã mang lại hiệu quả thiết thực mở ra nhiều hướng làm giàu mới cho nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Thời gian gần đây ở An Giang, mô hình ương nuôi cá lóc giống phát triển rất mạnh ở nông thôn nên rộ lên phong trào lấy đất nông nghiệp để đào ao, vuông. Với cách làm tự phát này, có thể nông dân sẽ giẫm lên “vết xe đổ” của con cá tra cách đây không lâu, khi khủng hoảng thừa sản phẩm.

Trước đây, diện tích cây sen ở 2 huyện Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai) lên đến gần 300 hécta. Song hiện nay diện tích trồng sen còn lại rất ít và nhiều vùng trồng sen có nguy cơ bị xóa sổ.