Chè Chính Phú Đạt Tiêu Chuẩn VietGap

Trung tâm Kiểm định chất lượng giống và Vật tư hàng hóa nông nghiệp tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa trao Giấy chứng nhận VietGap cho Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Chính Phú, xã Phú Xuyên (Đại Từ - Thái Nguyên).
Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Chính Phú có 49 hộ dân của 3 xóm Chính Phú 1, 2, 3 tham gia với tổng diện tích 11,35ha; sản lượng chè búp tươi đạt 147,55 tấn/năm, sản lượng chè búp khô đạt 29,51 tấn/năm.
Tổ hợp tác được thành lập từ tháng 10-2011, quá trình triển khai thực hiện mô hình sản xuất chè an toàn theo quy trình VietGAP, phương thức sản xuất của các hộ dân đã thay đổi rõ rệt về ý thức trong sản xuất, các hộ đã chuyển từ bón phân hóa học sang bón phân chuồng hoai mục, sử dụng các loại phân vi sinh để cải tạo đất; phun các loại thuốc BVTV nằm trong danh mục cho phép nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường và chất lượng chè; nhà xưởng, khu chế biến chè sạch sẽ, vệ sinh… Nhờ đó đã góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu cho sản phẩm chè của địa phương, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Qua tìm hiểu cán bộ Hội nông dân xã Khám Lạng, huyện Lục Nam chúng tôi được biết đến gia đình anh Nguyễn Văn Biên, chị Dương Thị Hằng là một điển hình chăn nuôi giỏi với mô hình tổng hợp như nuôi lợn thịt, chim bồ câu, chăn gà lôi, nuôi giun quế mỗi mô hình đều đã đem lại nguồn thu lợi lớn cho vợ chồng anh chị. Nhưng không vì thế khát vọng vươn lên làm giàu luôn thường trực trong anh đã đưa anh nghĩ đến việc nuôi cua đồng thương phẩm.

Mô hình nuôi cá sặt bổi thương phẩm theo hình thức công nghiệp đối với người dân ở một số huyện trong tỉnh như Trần Văn Thời, U Minh (Cà Mau) khá quen thuộc và được xem như một nghề truyền thống.

Dân gian thường nói: “Nuôi heo ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” là muốn nói bằng nghĩa bóng về sự an nhàn của nuôi heo so với nuôi tằm. Nhưng với người nuôi tôm, nuôi hàu ở sông Chà Và (Bà Rịa - Vũng Tàu) thì chuyện “ăn cơm đứng” lại đúng hoàn toàn bằng nghĩa đen.

Mặc dù là tỉnh miền núi nhưng Bắc Kạn vẫn có tiềm năng phát triển kinh tế thuỷ sản. Thời gian qua, những chính sách của tỉnh nhằm khuyến khích phát triển ngành kinh tế này đã giúp thuỷ sản dần trở thành hướng đi xoá đói giảm nghèo cho nhiều hộ dân ở các huyện: Ba Bể, Chợ Mới,...

Nhiều bạn trẻ ở TPHCM đã chọn nghề nông để lập nghiệp. Dù đó là nghề chính hoặc chỉ là nghề tay trái, song bằng tâm huyết và năng động, các nhà nông trẻ sáng tạo nhiều mô hình sản xuất, làm kinh tế trang trại, trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả.