Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chạy đua thu hoạch mì tránh ngập úng

Chạy đua thu hoạch mì tránh ngập úng
Ngày đăng: 19/09/2015

Thu hoạch sớm tránh thất thu

Dù bão số 3 đã đi qua 4 ngày, nhưng áp lực về nước lũ gây ngập úng cục bộ đến thời vụ thu hoạch mì. Về các vùng chuyên canh cây mì, không khí thu hoạch tất bật không kém gì vụ gặt.

Về cánh đồng Cống Chỉnh rộng cả trăm hecta, nơi giáp ranh giữa thôn Hà Nhai Bắc, xã Tịnh Hà và thôn Đông, xã Tịnh Thọ (Sơn Tịnh) mới thấy nỗi vất vả, nhọc nhằn của bà con nông dân khi phải tất bật nỗi lo thu hoạch mì chạy úng.

Tại ruộng mì của ông Nguyễn Văn Anh ở thôn Thọ Đông, xã Tịnh Thọ nước ngập úng lai láng, 10 con người phải hì hục lội nước nhổ củ lên để bán, dù mì mới trồng được 8 tháng.

“Tôi đi khắp xóm mới mượn được vài người giúp nhổ mì. Ông trời làm khổ ghê! Lẽ ra còn hai tháng nữa mới đến kỳ thu hoạch, nhưng vùng đất này cứ mưa là ngập nên lo thu hoạch sớm, nếu để vài ngày nữa củ thối, thất thu”- ông Anh phàn nàn.

Nông dân đang hối hả thu hoạch mì.

Năm nay cả đất thuê và đất ở nhà ông Anh trồng tới 18 sào, đã thu hoạch được 5 sào, bán ra giá 1.500 đồng/kg, trung bình 1 sào thu hoạch được 1,5 tấn sau khi trừ chi phí thu hoạch cũng còn được gần 1,8 triệu đồng/sào.

Tại ruộng mì của bà Lê Thị Hoa, ngụ ở thôn Hà Nhai Bắc, xã Tịnh Hà không khí thu hoạch cũng khẩn trương không kém. “Nghe tin bão tới, cả nhà đứng ngồi không yên, cũng may là trời thương chứ mưa lớn vài ngày nữa có nước bỏ củ thối ngoài đồng”- chị Hoa than thở.

Gia đình chị Hoa cũng trồng tới 1 ha, gần 2/3 diện tích chưa đủ tuổi cũng phải nhổ lên để bán dù mì chưa đạt như mong muốn. Cũng theo chị Hoa, do thu hoạch sớm nên năng suất mì thấp 10-20%.

Theo anh Nguyễn Văn Long, một thương lái chuyên thu mua mì ngụ ở xóm 13, thôn Hà Nhai Bắc, xã Tịnh Hà, thông thường mỗi sào mì có thể cho thu hoạch từ 1,5-1,7 tấn nếu đủ “độ chín” nay nhổ sớm nên bình quân chỉ đạt 1,2 tấn/sào, rất ít ruộng mì đạt 1,5 tấn/sào. Nguyên nhân cũng do hồi tháng Ba, tháng Tư nắng kéo dài củ lớn không nổi lại thu hoạch sớm nên năng suất không cao lắm!

Dù phải thu hoạch chạy úng, nhưng giá mì thời điểm hiện tại ổn định, nhổ mì đến đâu thương lái thu mua đến đó, bà con cũng an ủi được phần nào. Với giá thu mua như vậy, trừ hết chi phí, nông dân vẫn thu lãi từ 30-35 triệu đồng/ha.

Ưu tiên vùng trũng

Ông Đồng Văn Lập- Giám đốc Nhà máy Chế biến tinh bột mì Quảng Ngãi cho biết: Từ đầu vụ đến giờ, 2 nhà máy của đơn vị thu mua được 13.000 tấn mì nguyên liệu, giảm 5.000 tấn so với cùng kì năm 2014 do thu hoạch muộn khoảng 20 ngày. Công suất là 800 tấn/ngày lúc cao điểm, nhưng những ngày trước cơn bão số 3 chỉ đạt từ 300-400 tấn, riêng ngày sau bão tăng lên 500 tấn/ngày.

Giá mì hiện tại có nhích lên chút ít khiến bà con an tâm.

Đa số các mặt hàng nông sản đang xuống giá, riêng mì lại nhích lên được chút ít là nhờ đầu ra ổn định. Cũng theo ông Lập, 70%  số lượng, Nhà máy xuất đi bằng đường chính ngạch tới Đài Loan, Trung Quốc và 30% tiêu thị nội địa. Hiện tại giá thu mua tại Nhà máy là 1,9 triệu đồng cho 30 độ bột, cao hơn 30 đồng, độ bột bình quân tăng hơn 1 độ so với năm 2014.

Những ngày qua, Nhà máy ưu tiên cho vùng trũng, xe chở tới đâu, thu mua tới đó. Để nông dân đồng hành cùng với nhà máy, gắn bó lâu dài với cây mì, ngay từ đầu vụ, Nhà máy đã kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm, quan điểm là luôn ưu tiên thu mua mì nằm trong diện có nguy cơ ngập úng cao, nhằm giảm thiệt hại cho bà con.

“Nhà máy cam kết không để ứ đọng trường hợp nào. Nhưng sau đợt này, không khuyến khích bà con thu hoạch sớm các vùng chân ruộng cao, vì mì chưa đủ tuổi, độ bột sẽ thấp, giảm năng suất và thu nhập của bà con”- ông Lập nói.


Có thể bạn quan tâm

Đua Nhau Nuôi Bò Sữa, Nông Dân Lâm Đồng Điêu Đứng Đua Nhau Nuôi Bò Sữa, Nông Dân Lâm Đồng Điêu Đứng

Huyện Đơn Dương là nơi nghề chăn nuôi bò sữa lớn nhất tỉnh Lâm Đồng với hơn 8.600 con. Trên địa bàn huyện này có 3 doanh nghiệp đang thu mua sữa nguyên liệu. Tuy nhiên, từ cuối năm 2014, các doanh nghiệp đồng loạt ngừng ký thêm hợp đồng thu mua sữa nguyên liệu đối với những gia đình nuôi bò sữa mới phát sinh.

14/01/2015
Ông Chủ Của 80.000 Con Gà Tre Ông Chủ Của 80.000 Con Gà Tre

Anh Liêm chia sẻ: "Nuôi gà tre thương phẩm vấn đề quan trọng là phải đảm bảo được khâu tiêu thụ sản phẩm. Trong thời gian tới, khi thị trường tiêu thụ đặc sản gà tre ngày càng rộng mở, anh sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi theo nhu cầu của thị trường".

14/01/2015
Diện Tích Nhỏ Hiệu Quả Lớn Diện Tích Nhỏ Hiệu Quả Lớn

Chỉ có 400m2 đất, nhưng gia đình bà Giang Thị Mai ở ấp 1, xã Minh Hưng (Chơn Thành - Bình Phước) đang sở hữu một trang trại “mini” khép kín, gồm heo, chim bồ câu Pháp và vịt xiêm. Mỗi năm, gia đình bà thu về trên 200 triệu đồng từ mô hình này.

14/01/2015
17 Khu Trang Trại Chăn Nuôi Lợn Tập Trung, Quy Mô Lớn 17 Khu Trang Trại Chăn Nuôi Lợn Tập Trung, Quy Mô Lớn

Năm 2014, huyện Yên Định (Thanh Hóa) có 874 trang trại, gia trại (TT, GT) trong đó có 97 TT đạt tiêu chí theo Thông tư 27 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các TT, GT của huyện chủ yếu phát triển chăn nuôi lợn nái ngoại (86 TT, GT); 13 TT, GT nuôi gia cầm; 40 TT, GT nuôi trồng thủy sản; 4 TT, GT trồng cây hàng năm và cây lâu năm, còn lại là các TT, GT tổng hợp.

14/01/2015
Giá Heo Hơi Giảm, Người Chăn Nuôi Lo Lắng Giá Heo Hơi Giảm, Người Chăn Nuôi Lo Lắng

Gần một tháng qua, giá thịt heo hơi trên địa bàn Hoài Ân (Bình Định) lao dốc. Hiện giá bán tại chuồng chỉ 33.000 - 34.000 đồng/kg, trong khi năm 2014 giá luôn dao động trên 43.000 đồng/kg, có thời điểm lên 46.000 đồng/kg. Do vậy, bình quân mỗi con heo trọng lượng 70kg, người chăn nuôi lỗ hàng triệu đồng. Theo các hộ chăn nuôi, giá heo hơi khoảng 40.000 đồng/kg thì chăn nuôi mới có lãi.

14/01/2015