Châu Thành Hướng Đến Nền Nông Nghiệp Phát Triển Toàn Diện Theo Hướng Bền Vững Trong Năm 2014

Năm 2013 là năm có nhiều khó khăn trong lĩnh vực sản xuất nông ngư nghiệp. Tuy nhiên, từ sự dự báo và sự phòng trị, phòng chống kịp thời, hữu hiệu cùng với việc đẩy mạnh công tác hỗ trợ chuyên giao khoa học kỹ thuật, nhất là nhân rộng mô hình liên kết sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa theo chuẩn xuất khẩu…nhìn chung, trong năm, giá trị sản xuất trên lĩnh vực này có tăng nhẹ, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm không xảy ra trên diện rộng và giảm bớt thiệt hại do sụt giảm giá.
Năm qua, diện tích lúa xuống giống 2.171 ha chỉ đạt 85,14% so Nghị quyết, tuy nhiên năng suất đạt khá 45,24 tạ/ha, sản lượng 9.822 tấn. Diện tích trồng ca cao hiện có là 1.659,4 ha, giảm 1.088 ha, nguyên nhân do giá thu mua giảm mạnh và người dân đốn bỏ diện tích ca cao không có năng suất.
Diện tích cây dừa, cây ăn trái giữ ổn định. Việc xây dựng và triển khai các mô hình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, mô hình trồng xen, mô hình cải thiện nâng cao thu nhập trong canh tác được quan tâm, không để xảy ra dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
Tuy nhiên, năm 2013, một số mặt hàng thiết yếu cùng tình hình vật giá biến động theo hướng tăng trong lúc một số mặt hàng nông sản, thực phẩm chủ lực nhất là giá dừa, giá cá nguyên liệu, giá lúa không ổn định, có lúc xuống thấp với diễn biến thời tiết bất lợi, đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Năm 2014, huyện Châu Thành hướng đến xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng bền vững, sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, với chỉ tiêu nông ngư nghiệp chiếm 18,5%, diện tích lúa đạt 1.800 ha (gồm 3 vụ: Đông Xuân – Hè thu và vụ mùa), năng suất bình quân ước 46,6 tạ/ha, sản lượng 8.388 tấn; diện tích rau màu 450 ha, sản lượng 7.000 tấn; diện tích nuôi thủy sản là 1.100 ha, trong đó nuôi cá là 800 ha, nuôi tôm 300 ha; tổng đàn heo 22.000 con, gia cầm 400.000 con.
Để thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu trên, năm 2014, huyện Châu Thành sẽ chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn, gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng: nông nghiệp chất lượng cao.
Theo đó, huyện tập trung cho mũi nhọn kinh tế vườn và nuôi trồng thủy sản; nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hoàn thiện quy trình, mô hình thâm canh, xen canh hợp lý theo hướng tiết kiệm, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích; xây dựng và phát triển mô hình nghiên cứu - ứng dụng – chuyển giao và mô hình nông nghiệp công nghệ cao, để hình thành các vùng sản xuất cây ăn trái tập trung, an toàn, chất lượng cao gắn với xuất khẩu cho các loại cây ăn trái đặc sản như: sầu riêng, chôm chôm, bưởi da xanh….
Đồng thời, phát triển diện tích vườn dừa theo hướng có quy hoạch, song song với việc cải tạo trẻ hóa, nâng cao chất lượng vườn dừa; tiếp tục thực hiện dự án trồng xen gắn với phong trào xây dựng vườn xanh – sạch – đẹp có hiệu quả kinh tế cao; phát triển đàn gia súc, gia cầm, tạo điều kiện hỗ trợ các mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi có quy mô công nghiệp và bán công nghiệp; phòng chống có hiệu quả các loại dịch bệnh; tiếp tục khai thác tiềm năng kinh tế thủy sản, nâng cao sản lượng nuôi trồng, bảo vệ tốt môi trường vùng nuôi, đảm bảo diện tích nuôi trồng, sản lượng và chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Từ lâu, thanh long là loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao, được trồng tập trung ở huyện Chợ Gạo. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, trên địa bàn huyện Tân Phước (Tiền Giang), bên cạnh cây khóm và khoai mỡ, cây thanh long cũng đã bén rễ ở vùng đất mới này.

Năm 2013, trên địa bàn huyện Krông Bông (Dak Lak) chỉ gieo trồng hơn 40 ha dưa hấu, do thời tiết thuận lợi, dưa hấu đạt năng suất cao, bên cạnh đó giá bán ra thị trường khá cao từ 7.000-8.000 đồng/kg, tính bình quân người nông dân trồng dưa hấu thu lãi từ 200 – 250 triệu đồng/ha.

Niên vụ mía 2013 - 2014, tại Khánh Hòa đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch rộ. Song người trồng mía năm nay thấy "đắng" vì các chi phí đầu tư tăng cao, trong khi năng suất, giá mía thu mua lại thấp nên không có lãi mấy.

Từ việc trồng mía kém hiệu quả, nhiều nông dân ở các xã như Hiệp Hưng, Long Thạnh, Tân Phước Hưng (Phụng Hiệp, Hậu Giang) đã chuyển đổi từ trồng mía sang trồng cây sương sáo.

Toàn huyện Điện Bàn trồng trên 450 ha ớt. Mới vào đầu vụ thu hoạch, nhưng niềm vui, tiếng cười rôm rả của những hộ trồng ớt vang lên đầu làng cuối ngõ. Với những chuyến xe của thương lái từ nơi khác về đây mua và vận chuyển ớt.