Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Châu Thành 50% diện tích tôm bị lỗ

Châu Thành 50% diện tích tôm bị lỗ
Ngày đăng: 14/11/2015

Theo thống kê, tổng số diện tích bị thiệt hại hơn 430ha, chiếm 34%, trong đó, gần 120ha bị mất trắng.

Năng suất bình quân đạt 3 tấn/1ha, sản lượng trên 2.700 tấn.

So với vụ tôm trước, diện tích, năng suất và sản lượng đều giảm.

Nguyên nhân do nông dân thả nuôi liên tục, từ 3 - 4 vụ/năm, mầm bệnh từ những vụ trước còn lưu tồn ảnh hưởng đến mùa vụ năm nay.

Diện tích nuôi tôm có lãi chỉ có hơn 380ha, chiếm hơn 30%, diện tích hòa vốn là 240ha chiếm 20%, diện tích nuôi bị lỗ là 610ha, chiếm gần 50% diện tích thả nuôi.

Trong năm qua, nông dân các xã vùng hạ tiếp tục đầu tư nguồn vốn, gia cố lại các tuyến bờ bao, trang bị thêm hệ thống máy bơm nước, hệ thống cánh quạt nước, nạo vét ao, đầm, xử lý nguồn nước trước khi thả tôm giống.

Tuy nhiên, do thả nuôi liên tục nên các mầm bệnh còn tiềm ẩn.

Ngoài ra, con giống không bảo đảm chất lượng, môi trường nước còn ô nhiễm ảnh hưởng lớn đến việc nuôi tôm.

Nông dân nuôi tôm mong ngành chức năng tiếp tục chuyển giao khoa học-kỹ thuật, quản lý chất lượng con giống, tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh thức ăn và thuốc thú y, thủy sản, quản lý nguồn nước, xây dựng và nhân rộng các mô hình nuôi bền vững, mang lại hiệu quả cao.

Có như vậy, nông dân vùng hạ mới duy trì và giữ vững diện tích nuôi trồng thủy sản trong những vụ tới.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Thủy Sản Thương Phẩm Nâng Cao Hiệu Quả Các Mô Hình Nuôi Thủy Sản Thương Phẩm Nâng Cao Hiệu Quả Các Mô Hình

Bình thuận có đa dạng loại hình nuôi thủy sản như: sản xuất tôm giống, nuôi tôm, cá nước lợ, nuôi tôm cá bằng lồng bè trên biển, nuôi cá hồ chứa (cá tầm), nuôi cá nước ngọt trong ao đất, nuôi cá nước ngọt bằng lồng bè... Thời gian qua, tỉnh đã tập trung triển khai các mô hình nuôi thủy sản với mục tiêu đa dạng hóa các đối tượng nuôi thủy sản.

16/01/2014
Khu Bảo Vệ Thủy Sản Làm Nơi Trú Ẩn Và Tạo Nguồn Thức Ăn Cho Tôm Cá Khu Bảo Vệ Thủy Sản Làm Nơi Trú Ẩn Và Tạo Nguồn Thức Ăn Cho Tôm Cá

Khu bảo vệ thủy sản (BVTS) Cồn Chìm (Vinh Phú) thành lập thí điểm cuối năm 2009, được bà con ngư dân hưởng ứng và đồng thuận cao. Đến nay, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thành lập 10 khu BVTS giúp tôm, cá có nơi trú ẩn và tạo nguồn thức ăn cho tôm, cá ở đầm phá.

16/01/2014
Làng Nuôi Cá Lăng Ở Xã Hòa Phú (Đắk Lắk) Làng Nuôi Cá Lăng Ở Xã Hòa Phú (Đắk Lắk)

Nằm bên dòng sông Sêrêpôk hoang dã, người dân thôn 5, xã Hòa Phú, TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) nổi tiếng với nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là thành công trong việc đưa cá lăng đuôi đỏ vào nuôi trong ao nước tĩnh đã góp phần làm hồi sinh dòng cá bản địa quý hiếm trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

16/01/2014
Bội Thu Vụ Tôm Cuối Năm Bội Thu Vụ Tôm Cuối Năm

Bà con nuôi trồng thủy sản huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu) đang rất phấn khởi khi mùa tôm vụ cuối năm thắng lớn. Theo ông Phạm Văn Chí, một hộ nuôi thành công tại đây cho biết, hiện tôm thẻ chân trắng cỡ 55-60 con/kg có giá từ 190-200 ngàn đồng/kg. Đây là mức giá kỷ lục.

16/01/2014
Nghiệm Thu Đề Tài Đánh Giá Tác Động Nghề Nuôi Tôm Hùm Tại Khánh Hòa Nghiệm Thu Đề Tài Đánh Giá Tác Động Nghề Nuôi Tôm Hùm Tại Khánh Hòa

Nghề nuôi tôm hùm lồng đã phát triển khá mạnh tại tỉnh Khánh Hòa từ nhiều năm nay, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, các tác động tiêu cực của nghề nuôi tôm hùm cũng đồng thời là đề tài tranh cãi của không ít chuyên gia, nhà khoa học.

16/01/2014