Châu Thành 50% diện tích tôm bị lỗ

Theo thống kê, tổng số diện tích bị thiệt hại hơn 430ha, chiếm 34%, trong đó, gần 120ha bị mất trắng.
Năng suất bình quân đạt 3 tấn/1ha, sản lượng trên 2.700 tấn.
So với vụ tôm trước, diện tích, năng suất và sản lượng đều giảm.
Nguyên nhân do nông dân thả nuôi liên tục, từ 3 - 4 vụ/năm, mầm bệnh từ những vụ trước còn lưu tồn ảnh hưởng đến mùa vụ năm nay.
Diện tích nuôi tôm có lãi chỉ có hơn 380ha, chiếm hơn 30%, diện tích hòa vốn là 240ha chiếm 20%, diện tích nuôi bị lỗ là 610ha, chiếm gần 50% diện tích thả nuôi.
Trong năm qua, nông dân các xã vùng hạ tiếp tục đầu tư nguồn vốn, gia cố lại các tuyến bờ bao, trang bị thêm hệ thống máy bơm nước, hệ thống cánh quạt nước, nạo vét ao, đầm, xử lý nguồn nước trước khi thả tôm giống.
Tuy nhiên, do thả nuôi liên tục nên các mầm bệnh còn tiềm ẩn.
Ngoài ra, con giống không bảo đảm chất lượng, môi trường nước còn ô nhiễm ảnh hưởng lớn đến việc nuôi tôm.
Nông dân nuôi tôm mong ngành chức năng tiếp tục chuyển giao khoa học-kỹ thuật, quản lý chất lượng con giống, tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh thức ăn và thuốc thú y, thủy sản, quản lý nguồn nước, xây dựng và nhân rộng các mô hình nuôi bền vững, mang lại hiệu quả cao.
Có như vậy, nông dân vùng hạ mới duy trì và giữ vững diện tích nuôi trồng thủy sản trong những vụ tới.
Có thể bạn quan tâm

Để gầy dựng được đàn cá cảnh, lão nông Nguyễn Tấn Phong (ấp 1, xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, TP.HCM) phải ngày đêm canh con nước đục hay trong.

Anh Chính chia sẻ kinh nghiệm trồng rau công nghệ cao, đem về thu nhập gần 350 triệu đồng mỗi tháng

Ông Lê Văn Bon ở TP Cần Thơ nuôi ghép nhiều loại cá, trên bờ trồng cây ăn trái kết hợp nuôi gà thả vườn thu lãi hơn nửa tỷ đồng/năm.

Từ bỏ cơ hội việc làm trên thành phố, chị Nguyễn Thị Linh, 25 tuổi đã quyết định trở về quê mở trang trại trồng nấm mỗi năm cho thu lãi trên nửa tỷ đồng.

Tại cơ sở Nga Sơn (Long Điền, Vũng Tàu), từ khâu chọn lọc nguyên liệu đến đóng gói đều đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.