Châu Âu Ra Tối Hậu Thư Với Hoa Quả Việt Nam

Ngày 6-10, Vụ Thị trường Châu Âu, Bộ Công thương đã công bố cảnh báo của Tổng vụ Sức khỏe và Người tiêu dùng châu Âu (DG SANCO) với “tối hậu thư” cảnh báo hàng hoa quả xuất khẩu của VN.
Vụ Thị trường Châu Âu cho biết tính từ ngày 1-2-2014 đến nay, DG SANCO của Ủy ban châu Âu đã được các nước thành viên Liên minh châu Âu thông báo 3 lần liên tiếp về việc 3 chuyến hàng nhập khẩu từ Việt Nam vào EU bị phát hiện có vi khuẩn gây hại sức khỏe người tiêu dùng thuộc diện cấm trên cây húng quế và mướp đắng.
Trước đó, DG SANCO chính thức thông báo trong thời gian 1 năm kể từ ngày 1-2-2014 đến ngày 1-2-2015 nếu phát hiện 5 trường hợp vi phạm quy định an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật thì EU sẽ ban hành lệnh cấm nhập khẩu rau, quả của Việt Nam.
Ngoài ra, DG SANCO nêu cũng đã có phát hiện vi khuẩn gây hại trong gỗ dùng làm bao bì đóng hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang EU.
Theo Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật (IPPC), bao bì hàng xuất khẩu bằng gỗ cần được sấy ở nhiệt độ cao nhằm diệt vi khuẩn gây hại và phải đóng tem kiểm định an toàn.
Tuy nhiên, đến nay, bao bì hàng xuất khẩu bằng gỗ từ Việt Nam chưa được đóng tem kiểm định.
Theo quy định của EC, nếu phát hiện vi khuẩn gây hại trên 05 mẫu hàng nhập khẩu liên tiếp từ một nước vào EU trong thời gian 1 năm thì EC sẽ ra lệnh cấm nhập khẩu mặt hàng này vào EU.
Vụ Thị trường Châu Âu cảnh báo nếu việc cấm này xảy ra không chỉ dẫn đến việc rau, quả, hàng hóa của Việt Nam không xuất khẩu được sang các nước EU mà uy tín của nông sản, hàng hóa của Việt Nam trên thị trường quốc tế sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Vì vậy, Vụ Thị trường Châu Âu đề nghị các doanh nghiệp cần tuân thủ chặt chẽ các quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của EU.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ với những cột "chà" được làm bằng tre và lá dừa thả chìm dưới đáy biển ngư dân ở các xã bãi ngang ven biển Mộ Đức (Quảng ngãi) đã có thể dụ được cá, mực... vào trú ngụ để đánh bắt. Thả "chà" là một "sáng tạo đặc biệt" của những ngư dân vùng bãi ngang từ bao đời nay.

Hiện toàn huyện Định Quán đang có 148 trang trại, hộ gia đình tham gia nuôi cá sấu với tổng cộng trên 94 ngàn cá thể. Đây là loài động vật hung dữ, vì vậy ngoài việc yêu cầu các hộ chăn nuôi tuân thủ nghiêm ngặt về quy cách chuồng trại, đòi hỏi các ngành chức năng phải có biện pháp để đảm bảo an toàn trong chăn nuôi.

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi đang yếu thế khi phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu thì sắp tới, ngành này lại phải đối mặt với con sóng lớn khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Đặc biệt, chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ là đối tượng bị tổn thương nhiều nhất.

Thực hiện dự án bảo tồn và phát triển gà đen, Trạm Khuyến nông huyện Mường Khương đã phối hợp với 40 hộ dân tại thị trấn Mường Khương triển khai mô hình.

Được hỏi về bí quyết làm giàu của mình, ông Bùi Xuân Khôi cười đôn hậu và xòe đôi bàn tay chai sạn, rám nắng nói: “Tất cả là ở đây với cái đầu sáng tạo mà ra thôi”. Ông Khôi là chủ một trong những trang trại bò sữa lớn nhất thôn Suối Thông B2, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, nơi tập trung bò sữa nhiều nhất tỉnh Lâm Đồng. Trang trại trên 20 đầu bò của ông được đánh giá là trang trại hàng đầu trong “làng” bò sữa.