Châu Á áp dụng tiêu chuẩn EU cho thủy sản nhập từ Việt Nam

Cụ thể, Malaysia và Đài Loan đặt ra yêu cầu thủy sản xuất khẩu sang các thị trường này phải được sản xuất tại những doanh nghiệp đã được EU công nhận trước đó.
Cơ quan quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm Liên bang Malaysia đã có công văn gởi Nafiqad, trong đó thông báo các lô hàng thủy sản (bao gồm nguyên liệu và bán thành phẩm) nhập khẩu vào Malaysia làm nguyên liệu chế biến tái xuất vào EU phải đảm bảo được sản xuất tại các cơ sở chế biến thủy sản Việt Nam có tên trong danh sách được EU công nhận, đồng thời phải áp dụng mẫu chứng nhận an toàn thực phẩm tương tư như mẫu giấy theo quy định của EU.
Tương tự, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội cũng có công văn đề nghị Nafiqad khi kiểm tra, chứng nhận cho các lô hàng thủy sản xuất vào Đài Loan để chế biến, xuất khẩu vào EU phải được sản xuất ở những cơ sở trong danh sách EU công nhận và công bố trên website chính thức của cơ quan có thẩm quyền của EU.
Vừa qua, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) đã kiến nghị với Nafiqad bãi bỏ quy định chỉ cấp chứng nhận an toàn thực phẩm (H/C) vào EU đối với lô hàng nguyên liệu hải sản nhập khẩu từ tàu khai thác/cơ sở sơ chế có mã EU hoặc được kiểm tra, chứng nhận bởi cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu đáp ứng yêu cầu tương đương với EU.
Tuy nhiên, trong công văn trả lời Vasep về vấn đề này, Nafiqad cho biết, sản phẩm thủy sản của Việt Nam phải tuân theo Luật An toàn thực phẩm. Theo điều 41 của Luật An toàn thực phẩm, điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm xuất khẩu là phải phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu. Do đó, lô hàng thực phẩm thủy sản xuất khẩu vào EU phải đáp ứng quy định EU.
Theo quy định của EU, cơ sở sản xuất sản phẩm có nguồn gốc động vật trong danh sách xuất khẩu vào EU, kể cả các đơn vị xử lý nguyên liệu cung cấp cho cơ sở này, phải được cơ quan có thẩm quyền đảm bảo. chứng nhận phù hợp với quy định của EU hoặc các quy định tương đương của EU. Vì thế, trên nguyên tắc, kiến nghị của Vasep là "chưa phù hợp" với những quy định hiện hành.
Hiện thủy sản Việt Nam xuất qua thị trường nào thường áp dụng những tiêu chuẩn mà quốc gia nhập khẩu đưa ra, và thường mỗi quốc gia này có những tiêu chí khác nhau, nhưng đều đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo Vasep, việc một số thị trường châu Á muốn áp dụng tiêu chuẩn của EU cho mặt hàng thủy sản xuất khẩu vào nước họ, ở một khía cạnh nào đó, là giúp doanh nghiệp không phải một lúc áp dụng nhiều tiêu chuẩn khác nhau cho một lô sản phẩm.
Vì thế, về cơ bản đây là một lợi thế cho những doanh nghiệp đang được phép xuất khẩu vào EU, song lại là bất lợi cho những doanh nghiệp khác vì phải tìm cách nâng cao chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn EU, vốn khắt khe hơn một số thị trường khác.
Theo Bộ NN&PTNT, trong 6 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chưa đến 3 tỉ đô la Mỹ, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước.
Có thể bạn quan tâm

10 năm trước, đang sinh sống tại huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định), hàng chục hộ dân người Ba Na bỗng dưng di cư về huyện đồng bằng Phù Cát (quê cũ) dựng nhà, lập nghiệp. Cũng nhờ chính quyền xã quan tâm mà đồng bào đã an cư lạc nghiệp...

Hình ảnh những người nông dân hay cũng có thể nói là những người đi làm nông nghiệp “cưỡi” trên những chiếc xe ô tô đắt tiền mang nhãn hiệu Ford, Camry, Altiis… ở nước ta giờ đã không còn quá xa lạ nữa. Đó chính là hình ảnh về những người nông dân hiện đại, năng động và giàu tham vọng.

Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Phú Yên và Công ty TNHH Quốc tế Kim Lai vừa tổ chức hội thảo “Công bố công trình nuôi trồng chủng đông trùng hạ thảo thứ 2 ở Việt Nam và trình diễn công nghệ nuôi ở hộ gia đình”.

Chính phủ Thái Lan ngày 5.10 đã kêu gọi nông dân trên toàn quốc dừng trồng lúa và chuyển sang canh tác các giống cây trồng khác sử dụng ít nước tưới hơn do lo ngại tình trạng hạn hán kéo dài.

Là một hiệp định mang tính bước ngoặt, sẽ làm thay đổi cuộc chơi trong nền thương mại Việt Nam và quốc tế, TPP mang những đặc điểm mà chưa một hiệp định nào từng có trước đây.