Chất lượng sữa kém do đâu

Đó là giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, nhưng nguồn cung sữa quá nhiều, nhà máy thu mua giảm giá.
Sự phát triển tự phát theo phong trào, nhiều hộ dân thiếu hiểu biết trong cách chăm sóc, bảo quản nên sữa thu hoạch chất lượng không cao…
Nhiều quy định pháp lý trong việc quản lý thức ăn chăn nuôi cũng như sản xuất kinh doanh chưa rõ ràng giữa các bên, đó là nguyên nhân chính gây thiệt hại cho hộ chăn nuôi.
Điển hình như muốn bán sữa cho nhà máy, người nông dân phải uống một mẫu sữa bất kỳ trong số can đem đến bán dưới camera quan sát của trạm thu mua bò sữa.
Giá thu mua sữa sẽ bị giảm đáng kể nếu như sữa không đạt các tiêu chí quy định của nhà máy.
Tuy nhiên, những quy định giữa trạm thu mua với người dân chỉ đơn giản là trao đổi bằng miệng.
Nhiều hộ chăn nuôi cho biết, gần một năm trước còn lãi 40% trên 1 lít sữa, giờ thì chỉ còn 20% do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao mà nhà máy lại giảm giá mua.
Do nuôi không có lãi, hộ nào cũng giảm dần đàn bò.
Vấn đề là nhà máy không hướng dẫn họ cách nuôi để cho chất lượng sữa tốt nhất, mà chỉ biết trừ tiền sau khi xác định sữa không đạt chuẩn.
Nhiều nông dân bất bình về việc nhà máy không công khai sữa không đạt chuẩn ngay tại trạm thu mua, chờ đưa vào nhà máy vài tuần mới công bố và trả tiền thu mua sữa rất thấp? Chưa kể đến việc trạm thu mua sữa còn gian lận máy cân sữa khi người dân đến bán.
Người dân biết nhưng không dám lên tiếng vì sợ trạm thu mua sẽ làm khó dễ.
Thậm chí, những rủi ro đến với người chăn nuôi còn xuất phát từ các cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi kém chất lượng, hèm bia, xác mì, cám… không bảo quản tốt, không niêm yết bảng giá, bò ăn các loại này khiến chất lượng sữa giảm.
Đó là những ghi nhận qua chuyến khảo sát ngày 19-11 vừa qua của đoàn liên ngành TPHCM gồm Hội Nông dân TP, Ủy ban Mặt trận tổ quốc TP, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương…
Trong khi chờ cơ quan chức năng ban hành các quy định bảo vệ hộ chăn nuôi, trước mắt, theo đoàn giám sát, cần chấm dứt tình trạng bắt người nông dân phải uống thử sữa; mở lớp tập huấn chăn nuôi cho bà con;
Thắt chặt việc kiểm tra để các cơ sở kinh doanh phải đảm bảo thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc rõ ràng và đạt chất lượng.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 22.11, Sở NNPTNT tỉnh Bình Phước cho biết đã phối hợp với Tổ chức SNV và Công ty Nedspice giới thiệu và triển khai Dự án “Phát triển sản xuất tiêu bền vững” trên địa bàn tỉnh này.

Năm 2012-2013, thu nhập của tất cả 40 tổ viên đếu đạt từ 50 triệu đồng/năm trở lên. Một số hộ đạt thu nhập trên 100 triệu đồng, như hộ ông Trương Văn Cát, Nguyễn Văn Thống, Phạm Văn Hiểu...

Không có đồng vốn giắt lưng đáng kể nhưng ông Đinh Văn Bài (xóm Đông, thôn Phụ Chính, xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã làm nên “kỳ tích” nuôi ếch, ba ba, cá...

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành những vùng sản xuất nông sản hàng hóa chất lượng cao, thực hiện dồn điền đổi thửa và đẩy mạnh phát triển mô hình trang trại là hướng đi mới đang được huyện Đông Anh chú trọng.

Theo Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau, tình hình dịch bệnh tôm nuôi trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp. Trong tháng 10.2013, đã có hơn 32ha tôm nuôi công nghiệp và hơn 862ha tôm quảng canh bị bệnh với mức độ thiệt hại từ 17-55%.