Chất lượng sữa kém do đâu

Đó là giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, nhưng nguồn cung sữa quá nhiều, nhà máy thu mua giảm giá.
Sự phát triển tự phát theo phong trào, nhiều hộ dân thiếu hiểu biết trong cách chăm sóc, bảo quản nên sữa thu hoạch chất lượng không cao…
Nhiều quy định pháp lý trong việc quản lý thức ăn chăn nuôi cũng như sản xuất kinh doanh chưa rõ ràng giữa các bên, đó là nguyên nhân chính gây thiệt hại cho hộ chăn nuôi.
Điển hình như muốn bán sữa cho nhà máy, người nông dân phải uống một mẫu sữa bất kỳ trong số can đem đến bán dưới camera quan sát của trạm thu mua bò sữa.
Giá thu mua sữa sẽ bị giảm đáng kể nếu như sữa không đạt các tiêu chí quy định của nhà máy.
Tuy nhiên, những quy định giữa trạm thu mua với người dân chỉ đơn giản là trao đổi bằng miệng.
Nhiều hộ chăn nuôi cho biết, gần một năm trước còn lãi 40% trên 1 lít sữa, giờ thì chỉ còn 20% do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao mà nhà máy lại giảm giá mua.
Do nuôi không có lãi, hộ nào cũng giảm dần đàn bò.
Vấn đề là nhà máy không hướng dẫn họ cách nuôi để cho chất lượng sữa tốt nhất, mà chỉ biết trừ tiền sau khi xác định sữa không đạt chuẩn.
Nhiều nông dân bất bình về việc nhà máy không công khai sữa không đạt chuẩn ngay tại trạm thu mua, chờ đưa vào nhà máy vài tuần mới công bố và trả tiền thu mua sữa rất thấp? Chưa kể đến việc trạm thu mua sữa còn gian lận máy cân sữa khi người dân đến bán.
Người dân biết nhưng không dám lên tiếng vì sợ trạm thu mua sẽ làm khó dễ.
Thậm chí, những rủi ro đến với người chăn nuôi còn xuất phát từ các cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi kém chất lượng, hèm bia, xác mì, cám… không bảo quản tốt, không niêm yết bảng giá, bò ăn các loại này khiến chất lượng sữa giảm.
Đó là những ghi nhận qua chuyến khảo sát ngày 19-11 vừa qua của đoàn liên ngành TPHCM gồm Hội Nông dân TP, Ủy ban Mặt trận tổ quốc TP, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương…
Trong khi chờ cơ quan chức năng ban hành các quy định bảo vệ hộ chăn nuôi, trước mắt, theo đoàn giám sát, cần chấm dứt tình trạng bắt người nông dân phải uống thử sữa; mở lớp tập huấn chăn nuôi cho bà con;
Thắt chặt việc kiểm tra để các cơ sở kinh doanh phải đảm bảo thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc rõ ràng và đạt chất lượng.
Có thể bạn quan tâm

Lo ngại thịt heo chứa chất cấm nên người dân chuyển hướng tiêu dùng khiến sức tiêu thụ các mặt hàng thủy sản, đặc biệt là cá da trơn đang tăng rất mạnh.

Theo hiệp hội Mía đường Việt Nam, hiện nay các nhà máy đang gặp rất nhiều khó khăn, phải “ôm” hàng trăm ngàn tấn đường vì thị trường tiêu thụ ế ẩm…

Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo trang trại là hình thức sản xuất đang có xu hướng ngày càng phát triển ở tỉnh Ninh Thuận… Nhờ chủ động được nguồn giống, công tác phòng chống dịch bệnh và nguồn thức ăn, nên chăn nuôi theo hình thức trang trại đem lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình là mô hình trang trại chăn nuôi gà “siêu trứng” với hơn 9.000 con của anh Vũ Yên Sơn, ở thôn Suối Giếng (xã Công Hải, Thuận Bắc).

Nhiều hộ dân ở huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) đang có nguồn thu nhập 70- 80 triệu đồng/ha từ vụ màu, chủ yếu trồng dưa hoàng kim, dưa hấu, bí xanh… xen canh trên đất lúa.

Tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội, được nhận học bổng và học thạc sĩ tại ĐH Southern Taiwan (Đài Loan), nhưng chàng trai 8X Nguyễn Hoàng Hà đã từ bỏ nhiều cơ hội làm việc ở thành phố để về quê… nuôi lợn.