Chất lượng là yếu tố quyết định để trái cây hội nhập

Trong đó, có 5 loại cây chủ lực là bưởi da xanh, chôm chôm, nhãn, sầu riêng, măng cụt. Hiện có trên 258 ha cây ăn trái tại Bến Tre được chứng nhận GAP, chủ yếu là chôm chôm và bưởi da xanh.
Ngoài ra, tỉnh còn triển khai khá hiệu quả mô hình “liên kết 4 nhà” trên cây chôm chôm với 300 ha tại H.Chợ Lách, 500 ha nhãn tại H.Bình Đại.
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, nhờ ưu thế về khí hậu và lượng phù sa thường xuyên bồi đắp đã giúp Bến Tre trở thành một trái cây xanh tốt quanh năm.
Mạng lưới thông tin ngày càng mở rộng giúp nông dân có điều kiện tiếp thu tiến bộ kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất.
Tuy nhiên, sản xuất vẫn còn manh mún; thiếu diện tích chuyên canh lớn, liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ; thiếu thông tin thị trường khiến việc tiêu thụ trái cây không ổn định, ẩn chứa nhiều rủi ro…
Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng vấn đề chất lượng sản phẩm chính là nguyên nhân khiến việc tiêu thụ trái cây gặp khó khăn.
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đạt, Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2 (Cục Bảo vệ thực vật), đã lấy việc xuất khẩu chôm chôm của Bến Tre qua Mỹ làm minh chứng.
Theo ông, Thái Lan đã mở được cửa xuất khẩu chôm chôm vào Mỹ trước Việt Nam khoảng 7 - 8 năm.
“Nhưng năm 2011, khi chấp nhận thực hiện đúng quy trình kiểm dịch gắt gao của thị trường Mỹ, mặc dù chôm chôm Việt Nam có giá cao hơn Thái Lan, đối tác vẫn chấp nhận để từ đó cho đến nay chôm chôm Việt Nam xuất đi Mỹ đạt bình quân 300 tấn/năm.
Rõ ràng, để trái cây hội nhập được với thế giới thì phải tôn trọng các tiêu chuẩn ràng buộc của thị trường, trong đó mấu chốt vẫn là chất lượng của sản phẩm”, tiến sĩ Đạt nói.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, việc phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại đã được nông dân ở xã Đức Mạnh (Đắk Mil) chú trọng. Đến nay, số hộ dân có trang trại chăn nuôi cho thu nhập cao ngày một tăng lên, góp phần thúc đẩy kinh tế của địa phương ngày càng phát triển.

Mặc dù giá cà phê ở vụ 2013-2014 không cao, nhưng sau khi thu hoạch, nông dân nhiều nơi trong tỉnh cũng đã tập trung vào việc chăm sóc vườn cây, với hy vọng có được vụ mùa năm sau đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.

Thời gian qua, Trạm Khuyến nông thị xã Gia Nghĩa đã tổ chức mô hình nuôi gà Lương Phượng thả vườn với sự tham gia của 8 hộ gia đình trú tại thôn Tân Hòa và Tân Lợi, xã Đắk R’moan.

Nhờ đầu tư chăm bón vườn cây đúng kỹ thuật, nên cam phát triển khá tốt. Sau 3 năm chăm sóc, vườn cam của gia đình ông đã cho thu hoạch bình quân hơn 30 tấn quả/ha. Với giá 25.000- 30.000 đồng/kg, trừ mọi chi phí, mỗi năm gia đình ông thu nhập trên 200 triệu đồng.

Theo thống kê, toàn tỉnh có gần 30.000 ha cao su, trong đó, hơn 7.000 ha đang trong giai đoạn khai thác mủ. Hiện nay, cây cao su được phát triển dưới nhiều hình thức, trong đó nông hộ chiếm một tỷ lệ lớn.