Chất lượng là yếu tố quyết định để trái cây hội nhập

Trong đó, có 5 loại cây chủ lực là bưởi da xanh, chôm chôm, nhãn, sầu riêng, măng cụt. Hiện có trên 258 ha cây ăn trái tại Bến Tre được chứng nhận GAP, chủ yếu là chôm chôm và bưởi da xanh.
Ngoài ra, tỉnh còn triển khai khá hiệu quả mô hình “liên kết 4 nhà” trên cây chôm chôm với 300 ha tại H.Chợ Lách, 500 ha nhãn tại H.Bình Đại.
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, nhờ ưu thế về khí hậu và lượng phù sa thường xuyên bồi đắp đã giúp Bến Tre trở thành một trái cây xanh tốt quanh năm.
Mạng lưới thông tin ngày càng mở rộng giúp nông dân có điều kiện tiếp thu tiến bộ kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất.
Tuy nhiên, sản xuất vẫn còn manh mún; thiếu diện tích chuyên canh lớn, liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ; thiếu thông tin thị trường khiến việc tiêu thụ trái cây không ổn định, ẩn chứa nhiều rủi ro…
Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng vấn đề chất lượng sản phẩm chính là nguyên nhân khiến việc tiêu thụ trái cây gặp khó khăn.
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đạt, Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2 (Cục Bảo vệ thực vật), đã lấy việc xuất khẩu chôm chôm của Bến Tre qua Mỹ làm minh chứng.
Theo ông, Thái Lan đã mở được cửa xuất khẩu chôm chôm vào Mỹ trước Việt Nam khoảng 7 - 8 năm.
“Nhưng năm 2011, khi chấp nhận thực hiện đúng quy trình kiểm dịch gắt gao của thị trường Mỹ, mặc dù chôm chôm Việt Nam có giá cao hơn Thái Lan, đối tác vẫn chấp nhận để từ đó cho đến nay chôm chôm Việt Nam xuất đi Mỹ đạt bình quân 300 tấn/năm.
Rõ ràng, để trái cây hội nhập được với thế giới thì phải tôn trọng các tiêu chuẩn ràng buộc của thị trường, trong đó mấu chốt vẫn là chất lượng của sản phẩm”, tiến sĩ Đạt nói.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 6/11, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn đi kiểm tra và nghe báo cáo đánh giá kết quả triển khai thực hiện các dự án nuôi cá bơn, cá mú ở một số địa phương.

Biến đổi thời tiết mưa nắng thất thường trong vài tháng trở lại đây đã làm những hộ trồng hoa hồng tại làng hoa Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) gặp không ít khó khăn trong quá trình chăm sóc hoa phục vụ cho vụ hoa Tết Nguyên đán 2016.

Với xu hướng tăng trưởng âm như hiện nay, xuất khẩu thủy sản năm 2015 của Việt Nam được dự báo giảm 15% so với 2014.

10 tháng đầu năm Việt Nam nhập 4 triệu tấn ngô từ Mỹ, Brazil, Argentina..., trong đó 80% là ngô biến đổi gen.

Diện tích mía trên địa bàn Tây Ninh, loại cây công nghiệp chủ lực của tỉnh này liên tục tuột dốc dẫn đến nguy cơ thiếu nguyên liệu cho các nhà máy.