Chặt Cây Rừng, Thu Hoạch Quả Non Bán Cho Thương Lái Trung Quốc

Hàng trăm người dân đổ về huyện Sơn Hà, Tây Trà và Sơn Tây (Quảng Ngãi) triệt hạ cây rừng phòng hộ để thu hoạch ươi đang còn tươi, non.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Tạ Tiến, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Sơn Hà cho biết, nhiều ngày qua, hàng trăm người dân đổ xô về các khu rừng phòng hộ ở các xã Sơn Kỳ, Sơn Thượng, Sơn Bao, Sơn Nham (huyện Sơn Hà) và các xã Trà Thọ, Trà Xinh (huyện Tây Trà) triệt hạ cây ươi để lấy hạt bán cho thương lái.
"Hạt kiểm lâm huyện phối hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Thạch Nham kiểm tra, phát hiện 13 cây ươi cổ thụ ở khu vực rừng đầu nguồn xã Sơn Trung và Sơn Kỳ bị chặt hạ", ông Tiến lo ngại.
Theo người dân địa phương, do hạt ươi thu hoạch bán cho thương lái có giá cao nên nhiều người đã bỏ nương rẫy, đổ xô vào rừng phòng hộ thu hoạch ươi. Mỗi kg hạt ươi tươi bán tại rừng khoảng 50.000 đồng, hạt ươi khô bán với giá hơn 200.000 đồng.
"Những năm trước, đến mùa thu hoạch người dân chỉ thu lượm hạt rơi dưới gốc mang về bán. Giờ đây do thương lái Trung Quốc mua cả hạt non với giá cao nên một số người đã mang cưa máy hạ cây để thu hoạch", ông Hà, người dân xã Sơn Kỳ thu hoạch ươi cho biết.
Ông Đặng Ngọc Dũng, Bí thư Huyện ủy Sơn Hà cũng lo ngại thương lái mua cả quả ươi non với giá cao khiến người dân vào rừng thu hoạch theo kiểu triệt hạ cây. Huyện đã ban hành văn bản nghiêm cấm mọi hành vi khai thác, vận chuyển, mua bán, tiêu thụ trái phép nhằm ngăn chặn tình trạng xâm hại tài nguyên rừng.
Tại huyện miền núi Sơn Tây, trung bình mỗi ngày có 200 đến 300 người dân đến từ nhiều địa phương vào các khu rừng phòng hộ xã Sơn Tân, Sơn Màu, Sơn Tinh và Sơn Lập đốn hạ cây ươi để thu hoạch lấy hạt.
Thượng tá Trần Minh Thành, Phó Công an huyện Sơn Tây cho biết thêm, mặc dù Công an huyện phối hợp với lực lượng kiểm lâm nhiều lần tổ chức truy quét thế nhưng tình trạng phá rừng phòng hộ thu hoạch ươi vẫn diễn ra. "Qua điều tra, chúng tôi xác định nguyên nhân người dân phá rừng phòng hộ để thu hoạch ươi do thương lái Trung Quốc thu mua quả ươi non với giá cao hơn", ông Thành cho hay.
Cây ươi có tên khoa học là Sterclia lyhnophora, chỉ mọc chủ yếu ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Theo y học cổ truyền, quả ươi có vị ngọt, tính mát, thông độc, đi vào kinh phế, tác dụng làm trong tiếng.
Quả ươi dùng chữa trị các trường hợp bị đau họng, ho khan, chảy máu cam, khàn tiếng, mất tiếng, họng sưng đỏ và đau. Cách dùng thường là ngâm quả vào nước sôi cho nở ra rồi dùng.
Có thể bạn quan tâm

Là huyện miền núi ven biển có gần 70% là người dân tộc thiểu số, 5/6 xã là vùng đặc biệt khó khăn về kinh tế, nên việc nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa không chỉ đối với đời sống người dân mà còn là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế huyện Thuận Bắc phát triển.

Nhìn lại năm qua, với tổng sản lượng khai thác hải sản toàn tỉnh lên khoảng 63.669 tấn, vượt 11,7% kế hoạch và tăng 13,9% so với năm trước, có thể lạc quan trước sức phát triển mới về năng lực tàu cá tỉnh ta. Tuy nhiên, nếu nhìn ở cơ cấu hải sản đánh bắt với 80% sản lượng là cá cơm, cá nục và hầu như chưa có sự chuyển dịch đáng kể nào về thuyền nghề, chúng tôi không khỏi băn khoăn trước tương lai nghề cá tỉnh nhà.

Ông Trần Phương là tấm gương nông dân sản xuất giỏi ở thôn Mỹ Nhơn, xã Bắc Phong (Thuận Bắc). Từ trồng lúa và nuôi bò sinh sản, mỗi năm gia đình ông thu về cả trăm triệu đồng.

Chuyện con bò tót “lạc đàn” về xã Phước Bình “gắn kết” với bò nhà sản sinh những con bê lai F1 “cường tráng” đang trở thành đề tài thời sự thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học trong nước.

Phân bón cho cây trồng nông nghiệp bao gồm nhiều loại, nhưng có thể qui tập vào những nhóm chủ yếu: phân hữu cơ (cả hữu cơ vi sinh); phân vô cơ (phân đa lượng, trung lượng, vi lượng); phân vi sinh vật. Phân hữu cơ và phân vô cơ đều cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng nhưng không thể thay thế cho nhau.