Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chặt Cây Rừng, Thu Hoạch Quả Non Bán Cho Thương Lái Trung Quốc

Chặt Cây Rừng, Thu Hoạch Quả Non Bán Cho Thương Lái Trung Quốc
Ngày đăng: 20/06/2014

Hàng trăm người dân đổ về huyện Sơn Hà, Tây Trà và Sơn Tây (Quảng Ngãi) triệt hạ cây rừng phòng hộ để thu hoạch ươi đang còn tươi, non.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Tạ Tiến, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Sơn Hà cho biết, nhiều ngày qua, hàng trăm người dân đổ xô về các khu rừng phòng hộ ở các xã Sơn Kỳ, Sơn Thượng, Sơn Bao, Sơn Nham (huyện Sơn Hà) và các xã Trà Thọ, Trà Xinh (huyện Tây Trà) triệt hạ cây ươi để lấy hạt bán cho thương lái.

"Hạt kiểm lâm huyện phối hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Thạch Nham kiểm tra, phát hiện 13 cây ươi cổ thụ  ở khu vực rừng đầu nguồn xã Sơn Trung và Sơn Kỳ bị chặt hạ", ông Tiến lo ngại.

Theo người dân địa phương, do hạt ươi thu hoạch bán cho thương lái có giá cao nên nhiều người đã bỏ nương rẫy, đổ xô vào rừng phòng hộ thu hoạch ươi. Mỗi kg hạt ươi tươi bán tại rừng khoảng 50.000 đồng, hạt ươi khô bán với giá hơn 200.000 đồng.

"Những năm trước, đến mùa thu hoạch người dân chỉ thu lượm hạt rơi dưới gốc mang về bán. Giờ đây do thương lái Trung Quốc mua cả hạt non với giá cao nên một số người đã mang cưa máy hạ cây để thu hoạch", ông Hà, người dân xã Sơn Kỳ thu hoạch ươi cho biết.

Ông Đặng Ngọc Dũng, Bí thư Huyện ủy Sơn Hà cũng lo ngại thương lái mua cả quả ươi non với giá cao khiến người dân vào rừng thu hoạch theo kiểu triệt hạ cây. Huyện đã ban hành văn bản nghiêm cấm mọi hành vi khai thác, vận chuyển, mua bán, tiêu thụ trái phép nhằm ngăn chặn tình trạng xâm hại tài nguyên rừng.

Tại huyện miền núi Sơn Tây, trung bình mỗi ngày có 200 đến 300 người dân đến từ nhiều địa phương vào các khu rừng phòng hộ xã Sơn Tân, Sơn Màu, Sơn Tinh và Sơn Lập đốn hạ cây ươi để thu hoạch lấy hạt.

Thượng tá Trần Minh Thành, Phó Công an huyện Sơn Tây cho biết thêm, mặc dù Công an huyện phối hợp với lực lượng kiểm lâm nhiều lần tổ chức truy quét thế nhưng tình trạng phá rừng phòng hộ thu hoạch ươi vẫn diễn ra. "Qua điều tra, chúng tôi xác định nguyên nhân người dân phá rừng phòng hộ để thu hoạch ươi do thương lái Trung Quốc thu mua quả ươi non với giá cao hơn", ông Thành cho hay.

Cây ươi có tên khoa học là Sterclia lyhnophora, chỉ mọc chủ yếu ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Theo y học cổ truyền, quả ươi có vị ngọt, tính mát, thông độc, đi vào kinh phế, tác dụng làm trong tiếng.

Quả ươi dùng chữa trị các trường hợp bị đau họng, ho khan, chảy máu cam, khàn tiếng, mất tiếng, họng sưng đỏ và đau. Cách dùng thường là ngâm quả vào nước sôi cho nở ra rồi dùng.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Hậu Cần Nghề Cá, Cần Những Gì? Phát Triển Hậu Cần Nghề Cá, Cần Những Gì?

Sau hơn 2 tháng triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP, các cấp ngành và địa phương liên quan trong tỉnh đang tích cực vào cuộc nhằm hiện thực hóa những con tàu vỏ thép cho ngư dân. Tuy nhiên hậu cần nghề cá để đội tàu xa bờ vươn khơi hiệu quả còn tồn tại nhiều hạn chế cần kịp thời tháo gỡ.

17/11/2014
Sử Dụng Phương Tiện Cơ Giới Trong Sản Xuất, Chế Biến Cà Phê Ở Hướng Hóa Sử Dụng Phương Tiện Cơ Giới Trong Sản Xuất, Chế Biến Cà Phê Ở Hướng Hóa

Với tình hình giá cả xuống thấp như hiện nay, người trồng cà phê ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đang tăng cường sử dụng các phương tiện cơ giới trong một số công đoạn sản xuất và chế biến để tiết giảm tối đa chi phí đầu tư cho vườn cây, nâng cao hiệu quả kinh tế.

17/11/2014
Huy Động Nguồn Lực Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Quảng Trị Huy Động Nguồn Lực Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Quảng Trị

Những năm qua, tỉnh Quảng Trị có nhiều giải pháp huy động nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới (NTM) nên bộ mặt nông thôn nhiều nơi khởi sắc. Tuy ở một số địa phương còn khó khăn trong thực hiện các tiêu chí về xây dựng NTM, nhưng với sự chung tay, góp sức của chính quyền, người dân tỉnh Quảng Trị đang nỗ lực phấn đấu sớm thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.

17/11/2014
Nhiều Nông Dân Huyện Hoằng Hóa Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Trồng Thủy Sản Nhiều Nông Dân Huyện Hoằng Hóa Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Trồng Thủy Sản

Thời gian qua, đã có không ít hộ nông dân trên địa bàn huyện Hoằng Hóa thoát nghèo và có thu nhập khá, thậm chí vươn lên làm giàu nhờ phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản (NTTS), góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

17/11/2014
Gian Nan Đầu Ra Cho Sản Phẩm Làng Nghề Gian Nan Đầu Ra Cho Sản Phẩm Làng Nghề

Nhưng, giờ đây, những hình ảnh đó đã dần đi vào quá khứ. Bà Hứa Thị Ngãi, xã Nguyệt Ấn (Ngọc Lặc), cho biết, thế hệ các cô gái trẻ hiện nay gần như không biết dệt thổ cẩm, bởi một phần do nhu cầu sử dụng sản phẩm thổ cẩm của bà con không còn nhiều như trước, họ lựa chọn các sản phẩm may sẵn, vừa tiện lợi, đẹp, rẻ mà lại hợp với xu thế.

17/11/2014