Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chanh ngón tay độc đáo đẻ ra tiền

Chanh ngón tay độc đáo đẻ ra tiền
Ngày đăng: 13/10/2015

Giá một hạt giống chanh hình ngón tay có tên Finger Lime lên đến 50.000 đồng và tỷ lệ nảy mầm thấp nhưng nhiều người vẫn đặt mua.

Quả có hàm lượng dinh dưỡng cao, tính thanh mát, màu sắc hấp dẫn.

Trên các trang mua sắm trực tuyến nước ngoài, quả và giống chanh hình ngón tay Finger Lime có giá khá cao.

Loại quả nhiều màu có giá 22,6 USD/2 ounce (tương đương gần 6 triệu đồng/kg).

Hiện tại, phổ biến là các loại quả màu xanh đậm, đỏ, đen, tím và màu vàng. Cũng vì thế, nhiều người gọi là chanh ngũ sắc.

Nhờ có giá trị kinh tế cao, giống chanh này ngày càng được nhân rộng hơn.

Để thỏa mãn tò mò của khách hàng Việt Nam, một số cửa hàng ở Hà Nội vẫn nhập về bán dù giá thành quá cao và thời gian vận chuyển dài.

Giống cây cũng được chào bán với giá khá đắt đỏ. Cây 1 năm là 22 USD, cây từ 2 năm trở lên có giá 30 - 40 USD.

Cây chanh ngón tay cao từ 2-10 m, lá rất nhỏ, nhánh có nhiều gai. Cây có thể trồng bằng hạt hoặc chiết, ghép.

Người dân Australia thường dùng gốc ghép của cây cam Troyer citrange với giống chanh ngón tay để cây phát triển nhanh và cho trái ngon hơn.

Màu sắc và hương vị của quả phụ thuộc vào giống cây.

Chanh ngón tay ra hoa quanh năm, hoa nhỏ, màu trắng, hồng...

Thời điểm thu hoạch chính của chanh ngón tay là từ tháng 12 đến tháng 6 hàng năm.

Quả chanh hình ngón tay, dài khoảng 10 cm, đường kính 3 cm, da mỏng và rất bóng, do chất dầu tiết ra.

Tép bên trong quả chanh Finger Lime là những hạt nhỏ nhìn khá giống với trứng cá.


Có thể bạn quan tâm

Bi Hài Bản Quyền Cho Nông Sản “Độc” Bi Hài Bản Quyền Cho Nông Sản “Độc”

Thời gian qua, nhiều người nông dân (ND) ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã bỏ công nghiên cứu, sáng tạo ra nhiều loại nông sản “độc”, lạ để bán trong dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, những “nhà khoa học chân đất” này đã gặp không ít trở ngại về bản quyền.

14/02/2015
Tây Nguyên Sẽ Có 250.000 Ha Cây Mắc Ca Trong 5 Năm Tới Tây Nguyên Sẽ Có 250.000 Ha Cây Mắc Ca Trong 5 Năm Tới

Tại hội thảo, một số nhà khoa học đánh giá cao dự án phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên song cho rằng cần phải hết sức “bình tĩnh” khi phát triển loại cây này. Theo giáo sư Hoàng Hòe, người đầu tiên đề xuất trồng cây mắc ca, thế giới đã phát triển cây mắc ca trong 50 năm qua với 10 nước tham gia nhưng đến nay, diện tích chỉ đạt khoảng 80.000 ha.

14/02/2015
Làng Rau 500 Tuổi Hối Hả Vào Vụ Tết Làng Rau 500 Tuổi Hối Hả Vào Vụ Tết

Những ngày cuối năm, nông dân làng rau Trà Quế (xã Cẩm Hà, TP. Hội An, Quảng Nam) tất bật chăm bón rau màu chuẩn bị thu hoạch cung ứng cho thị trường vào dịp tết. Trung bình mỗi ngày làng rau này xuất bán 2 tấn rau các loại cho các chợ và siêu thị lớn tại miền Trung.

14/02/2015
Tăng 66% Lợi Nhuận Nhờ Cây Biến Đổi Gen Tăng 66% Lợi Nhuận Nhờ Cây Biến Đổi Gen

Bộ NNPTNT và ngành chức năng đã chính thức cho phép đưa cây trồng biến đổi gen vào sản xuất tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2015. Đây là cơ hội mới cho ngành nông nghiệp, nông dân tăng sản lượng, hạn chế sâu bệnh trên các cây trồng, đặc biệt là ngô. Từ số báo này, trên số ra thứ 5 hàng tuần, Báo NTNN mở chuyên mục “Nông dân với cây trồng biến đối gen” nhằm cung cấp mọi khía cạnh về loại cây này đến với bạn đọc, bà con nông dân.

14/02/2015
Vất Vả Làm Hoa Tết Trên Đất “Treo” Vất Vả Làm Hoa Tết Trên Đất “Treo”

“Đa phần nông dân vùng ven Tuy Hòa này đều trông vào mấy chậu hoa để kiếm chút tết. Đất đai ngày càng hiếm. Nhu cầu cất nhà nhiều quá, đẩy giá đất lên, nhiều bà con cứ cắt đất sản xuất để bán ăn dần. Thành ra nông dân “tay không”, phải đi thuê đất trồng hoa, làm chỉ có huề vốn. Vì vậy, thấy đất bằng mà bỏ không nhiều năm, bà con đánh liều rủ nhau… làm đại!” - bà Thái Thị An ở khu phố Ninh Tịnh 5, phường 9, cho hay.

14/02/2015