Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chàng Thanh Niên Trẻ Tiên Phong Nuôi Chim Trĩ Ở Uông Bí

Chàng Thanh Niên Trẻ Tiên Phong Nuôi Chim Trĩ Ở Uông Bí
Ngày đăng: 29/07/2013

Được sự giới thiệu của cán bộ phường Bắc Sơn (TP Uông Bí - Quảng Ninh) chúng tôi tìm tới gia đình anh Trịnh Hữu Hiền ở khu 6, một thanh niên trẻ tiên phong nuôi chim trĩ ở địa phương.

Sinh năm 1987, tại phường Bắc Sơn, năm 2009, Nguyễn Hữu Hiền lập gia đình, hai vợ chồng trẻ chủ yếu làm nông nghiệp nên đời sống khá khó khăn. Để thoát khỏi cảnh nghèo, chàng thanh niên trẻ đã quyết tâm tìm kiếm một loại vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, chuồng trại của gia đình. Lúc đầu anh đầu tư nuôi nhím, nhưng cho hiệu quả không cao, tìm hiểu qua mạng internet thấy có mô hình nuôi chim trĩ phù hợp với điều kiện của gia đình nên lại quyết tâm nuôi thử.

Anh Hiền kể: “Tôi đọc trên mạng thấy nuôi chim trĩ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, lúc đó ở Uông Bí chưa có ai nuôi loài này nên tìm đến tỉnh Hà Nam học hỏi kinh nghiệm từ cách làm chuồng trại, chăm sóc… và mua 10 con giống đưa về nuôi.

Nuôi loại này phải quây lưới cao ít nhất là 2m trở lên và diện tích bình quân 1 con/m2; thức ăn của chúng chủ yếu là thóc, cám viên kết hợp với rau, củ quả; đặc biệt là nguồn nước uống của chúng phải sạch không rất dễ bị mắc các bệnh về đường ruột”. Chim trĩ phát triển nhanh, đẻ nhiều có thể đẻ liên tục trong vòng 6 tháng (từ tháng 2 đến tháng 8 âm lịch) nhưng lại không tự ấp được, nên phải ấp nhân tạo.

Sau khi chim nở, phải úm chim non khoảng 3 tuần rồi đưa ra chuồng nhỏ nuôi, khi đạt trọng lượng khoảng 0,3kg mới đem ra thả tại chuồng lớn để cho chim phát triển. Sau hơn 3 năm, từ 10 con giống ban đầu, giờ đàn chim trĩ của anh có số lượng kha khá.

Chim trĩ khi trưởng thành có cân nặng từ 1 đến 1,4kg, giá bán khoảng 500.000 đồng/con. Ngoài việc nuôi chim thịt anh còn bán chim giống, hiện tại mỗi cặp chim giống anh bán khoảng 1,5 triệu đồng.

Năm 2012, anh đã xuất được 120 con chim thịt và 130 cặp chim giống, từ việc phát triển mô hình nuôi chim trĩ trên mỗi năm cho gia đình anh Hiền thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Anh Hiền cho biết: “Tới đây tôi sẽ đầu tư nuôi chim trĩ với số lượng nhiều hơn nữa, tăng số lượng nuôi chim thịt để cung cấp cho thị trường.

Do đây là loại vật nuôi mới, đòi hỏi nguồn vốn đầu tư ban đầu khá lớn nên tôi mong muốn tỉnh, huyện có chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay để tôi có thêm nguồn lực phát triển loại chim trĩ này”. Mô hình nuôi chim trĩ của anh Trịnh Hữu Hiền được đánh giá rất cao, đã được phường Bắc Sơn chọn lập đề án để phát triển và nhân rộng trong các hộ dân trên địa bàn.


Có thể bạn quan tâm

Tập Huấn Kỹ Thuật Sản Xuất Lúa Chịu Mặn Tập Huấn Kỹ Thuật Sản Xuất Lúa Chịu Mặn

Sở NNPTNT tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp với Dự án GIZ Bạc Liêu (thích ứng biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học) và Dự án CLUEC (ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất ở ĐBSCL) tổ chức khóa tập huấn "Sự tiến bộ kỹ thuật trong thử nghiệm lúa chịu mặn khu vực ven biển vùng ĐBSCL

28/06/2012
Khẩn Trương “Hồi Sức” Cá Tra Khẩn Trương “Hồi Sức” Cá Tra

“Cá tra được xem như sản phẩm độc quyền của Việt Nam trên thương trường quốc tế, vậy mà chúng ta cứ để nó lặn hụp qua mỗi mùa vụ. Chúng ta đã làm gì và sẽ làm gì để cuộc cạnh tranh xuất khẩu cá tra không dẫn đến kết quả là cùng kéo nhau xuống đáy ao như nhiều nhà kinh tế đã dự báo”

28/06/2012
Bắc Kạn: Thử Nghiệm Mô Hình Chăn Nuôi Gà Thả Đồi Bắc Kạn: Thử Nghiệm Mô Hình Chăn Nuôi Gà Thả Đồi

Trung tâm Khuyến nông Khuyến lâm tỉnh Bắc Kạn đã triển khai bốn mô hình chăn nuôi gà thả đồi với quy mô mỗi mô hình 1.000 con/lứa nuôi, giống gà nuôi là giống J-DABACO.

03/03/2012
Hiệu Quả Từ Bẫy Đèn Ở Sóc Trăng Hiệu Quả Từ Bẫy Đèn Ở Sóc Trăng

Trong khi đó, bà con nông dân Sóc Trăng lại rất ít dịch bệnh tấn công. Theo anh Lê Văn Hầu ở Ấp Kinh Giữa, xã Kế Thành (Kế Sách-Sóc Trăng) cho biết: “Từ ngày có bẫy đèn nông dân an tâm sản xuất, vì có cán bộ khuyến nông theo dõi hằng đêm, nếu có hiện tượng rầy nâu và các loại thiên địch có hại bám đèn nhiều vượt mức cho phép, cán bộ khuyến nông khuyến cáo bà con đi thăm đồng thường xuyên kết hợp phun thuốc bảo vệ thực vật. Nên hai năm gần đây bà con nơi đây chi phí thấp mà vẫn trúng mùa”.

17/05/2012
Nông Dân Lao Đao Vì Lúa Rớt Giá Nông Dân Lao Đao Vì Lúa Rớt Giá

Nông dân tỉnh Quảng Bình chưa kịp mừng vì được mùa lúa vụ đông - xuân thì lại thấp thỏm nỗi lo lúa mất giá, bán không được.

28/06/2012