Chàng Thanh Niên Mê Cây Cà Phê

Nguyễn Ngọc Tứ, bản Hua Nguống, xã Ẳng Cang, huyện Mường Ảng được mọi người gọi bằng cái tên “Chàng thanh niên mê cây cà phê”.
Anh hiện là một trong 30 chủ trang trại cà phê lớn của huyện Mường Ảng và là thanh niên tiêu biểu trong phát triển kinh tế của Huyện đoàn, đoạt giải Lương Định Của - giải dành cho nhà nông trẻ xuất sắc trong năm 2010.
Nguyễn Ngọc Tứ tốt nghiệp Trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên. Năm 2004 anh ra trường về công tác tại Trường THCS Ẳng Nưa. Trong quá trình công tác tại trường, anh luôn là người thầy mẫu mực, song do sự đam mê làm kinh tế, chàng trai thế hệ 8X này đã quyết định xa nghề để đến với cây cà phê.
Năm 2006, Nguyễn Ngọc Tứ trồng 10ha cà phê. Anh vừa làm vừa khai hoang diện tích để mở rộng trang trại. Mặc dù ngày đầu làm cà phê anh Tứ gặp nhiều khó khăn: vốn liếng không có, tuổi đời trẻ còn nhiều bỡ ngỡ, kỹ thuật canh tác cũng không. Vừa trồng anh vừa rút kinh nghiệm sau mỗi vụ.
Đợt nào sâu bệnh, rụng lá… anh đều ghi chép vào sổ, tìm hiểu nguyên nhân. Anh thường xuyên tra cứu những sách hướng dẫn về trồng cà phê; trang Website nói về cây cà phê. Đến các chủ trang trại làm cà phê lâu năm học hỏi kinh nghiệm, tích cực tham gia các lớp tập huấn do huyện tổ chức. Vì vậy, vườn cà phê của anh phát triển nhanh và cho những đợt quả bói đầu tiên.
Theo anh Tứ thì đất Mường Ảng rất phù hợp trồng cà phê, chính vì vậy, anh đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng cùng với số tiền tích cóp được sau bao năm lao động vất vả đầu tư mở rộng diện tích cà phê. Đến nay, trang trại cà phê của anh Tứ đã phát triển thành 20ha, cho thu nhập 800 triệu đồng. Trang trại cà phê của anh đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương mỗi khi vào vụ thu hoạch cũng như đến kỳ làm cỏ, bón phân, cắt tỉa cành.
Ngoài trồng cà phê, Nguyễn Ngọc Tứ còn đào 2.000m2 ao nuôi cá; nuôi gà thả vườn để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Giờ đây, không chỉ là thanh niên làm cà phê giỏi, Nguyễn Ngọc Tứ còn thường xuyên giúp đỡ bà con trong bản Hua Nguống về kỹ thuật chăm sóc cà phê; tham gia công tác xã hội từ thiện do các cấp, đặc biệt các phong trào do Huyện đoàn phát động…
Có thể bạn quan tâm

Bệnh nhiệt thán hay còn gọi là bệnh than là bệnh truyền nhiễm cấp tính chung cho nhiều loài gia súc và người. Từ năm 2010 đến nay, trên địa bàn một số tỉnh miền núi phía Bắc (Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Hà Giang…) đã xảy ra nhiều ổ bệnh nhiệt thán ở gia súc và lây sang người.

Những năm gần đây, do quá trình đô thị hoá diện tích đất nông nghiệp của xã Sông Lô, thành phố Việt Trì ngày càng thu hẹp, chính quyền địa phương đã chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp, trong đó vùng sản xuất rau an toàn là một trong những hướng đi mới giúp nông dân nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đồng thời đáp ứng nhu cầu về thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Trong thời gian 3 tháng, những nông dân nòng cốt tại các địa phương này tập trung học theo chu kỳ phát triển của cây trồng ngay trên đồng ruộng. Hình thức tổ chức lớp học thực tế theo nhóm nhằm giúp người nông dân hiểu được việc canh tác theo phương thức sinh thái, thâm canh tiên tiến nhằm tăng năng suất, chất lượng nông sản.

Thực tế tại nhiều địa phương của Đại Lộc như: Đại Hồng, Đại Chánh, Đại Sơn, Đại Hưng… trâu là vật nuôi được bà con chú trọng. Việc nuôi trâu để tạo sức kéo, cày bừa không còn được quan trọng mà tạo sản phẩm hàng hóa mới là vấn đề cốt lõi tại các địa phương này.

Trong cơn mưa phùn nhỏ hạt, chúng tôi lội suối, rồi men theo triền đồi tìm đến rẫy chè của anh Đinh Văn Châm ở thôn Mai Lãnh Hữu, xã Long Mai, đúng vào lúc hai vợ chồng anh đang trồng chè theo mô hình trồng mới giống chè địa phương do Trung tâm khuyến nông huyện Minh Long thực hiện nhằm khôi phục lại cây chè xanh Minh Long.