Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chàng Thanh Niên Mê Cây Cà Phê

Chàng Thanh Niên Mê Cây Cà Phê
Ngày đăng: 23/06/2013

Nguyễn Ngọc Tứ, bản Hua Nguống, xã Ẳng Cang, huyện Mường Ảng được mọi người gọi bằng cái tên “Chàng thanh niên mê cây cà phê”.

Anh hiện là một trong 30 chủ trang trại cà phê lớn của huyện Mường Ảng và là thanh niên tiêu biểu trong phát triển kinh tế của Huyện đoàn, đoạt giải Lương Định Của - giải dành cho nhà nông trẻ xuất sắc trong năm 2010.

Nguyễn Ngọc Tứ tốt nghiệp Trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên. Năm 2004 anh ra trường về công tác tại Trường THCS Ẳng Nưa. Trong quá trình công tác tại trường, anh luôn là người thầy mẫu mực, song do sự đam mê làm kinh tế, chàng trai thế hệ 8X này đã quyết định xa nghề để đến với cây cà phê.

Năm 2006, Nguyễn Ngọc Tứ trồng 10ha cà phê. Anh vừa làm vừa khai hoang diện tích để mở rộng trang trại. Mặc dù ngày đầu làm cà phê anh Tứ gặp nhiều khó khăn: vốn liếng không có, tuổi đời trẻ còn nhiều bỡ ngỡ, kỹ thuật canh tác cũng không. Vừa trồng anh vừa rút kinh nghiệm sau mỗi vụ.

Đợt nào sâu bệnh, rụng lá… anh đều ghi chép vào sổ, tìm hiểu nguyên nhân. Anh thường xuyên tra cứu những sách hướng dẫn về trồng cà phê; trang Website nói về cây cà phê. Đến các chủ trang trại làm cà phê lâu năm học hỏi kinh nghiệm, tích cực tham gia các lớp tập huấn do huyện tổ chức. Vì vậy, vườn cà phê của anh phát triển nhanh và cho những đợt quả bói đầu tiên.

Theo anh Tứ thì đất Mường Ảng rất phù hợp trồng cà phê, chính vì vậy, anh đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng cùng với số tiền tích cóp được sau bao năm lao động vất vả đầu tư mở rộng diện tích cà phê. Đến nay, trang trại cà phê của anh Tứ đã phát triển thành 20ha, cho thu nhập 800 triệu đồng. Trang trại cà phê của anh đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương mỗi khi vào vụ thu hoạch cũng như đến kỳ làm cỏ, bón phân, cắt tỉa cành.

Ngoài trồng cà phê, Nguyễn Ngọc Tứ còn đào 2.000m2 ao nuôi cá; nuôi gà thả vườn để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Giờ đây, không chỉ là thanh niên làm cà phê giỏi, Nguyễn Ngọc Tứ còn thường xuyên giúp đỡ bà con trong bản Hua Nguống về kỹ thuật chăm sóc cà phê; tham gia công tác xã hội từ thiện do các cấp, đặc biệt các phong trào do Huyện đoàn phát động…


Có thể bạn quan tâm

Lưu Ý Luân Canh Tôm Càng Xanh – Lúa Lưu Ý Luân Canh Tôm Càng Xanh – Lúa

Mô hình lúa - tôm càng xanh phát triển mang tính bền vững cho ra những sản phẩm sạch. Trong quá trình chăm sóc và quản lý, bà con nuôi tôm cần lưu ý một số vấn đề

21/10/2011
Hữu Lũng (Lạng Sơn): Mùa Vải “Đắng” Hữu Lũng (Lạng Sơn): Mùa Vải “Đắng”

Mọi năm, cứ đến mùa vải, cả huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) tấp nập khách thập phương và thương lái đến mua vải. Nhưng năm nay, thị trường quả vải trầm hẳn, nguyên nhân là do mất mùa. Nỗi buồn của người trồng vải ở Hữu Lũng bị nhân đôi bởi không những mất mùa, mà giá vải bán lại thấp. Vải ở Hữu Lũng năm nay chẳng ngọt mà cứ “đắng” dần.

19/06/2012
Xuất Khẩu Sang Châu Âu Gặp Khó Xuất Khẩu Sang Châu Âu Gặp Khó

Cuộc khủng hoảng nợ công ở nhiều quốc gia châu Âu khiến cho ngân hàng ở nhiều nước hạn chế các khoản vay và điều kiện cho vay, nhà nhập khẩu buộc phải cắt giảm đơn hàng, thậm chí đàm phán hạ giá gây ra rất nhiều khó khăn đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

02/08/2011
Trà Vinh Đồng Bộ Thực Hiện Các Giải Pháp “Kích Cầu” Cho Trái Dừa Trà Vinh Đồng Bộ Thực Hiện Các Giải Pháp “Kích Cầu” Cho Trái Dừa

Trà Vinh là địa phương có sản lượng dừa đứng thứ hai trong khu vực ĐBSCL (sau tỉnh Bến Tre), với diện tích trên 14.941 ha và hàng năm cho sản lượng trên 151 triệu trái dừa. Trước tình hình giá dừa đang sụt giảm mạnh trên thị trường, hiện dao động ở mức 11 – 13 ngàn đồng/chục (12 trái); giảm 95 – 100 ngàn đồng/chục so với cùng kỳ tháng 5/2011.

20/06/2012
Phương Pháp Mới Trong Đào Tạo Nghề Cho Nông Dân Phương Pháp Mới Trong Đào Tạo Nghề Cho Nông Dân

Dự án Đào tạo nâng cao năng lực kinh tế dựa vào cộng đồng (CB-TREE) do Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phối hợp với Dự án Thị trường lao động EU/MOLISA/ILO đang triển khai thí điểm tại Hà Tĩnh có thể là hướng đi phù hợp

01/04/2011