Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chăn Nuôi Theo Hướng Trang Trại An Toàn Để Ổn Định Thị Trường

Chăn Nuôi Theo Hướng Trang Trại An Toàn Để Ổn Định Thị Trường
Ngày đăng: 08/09/2014

Để ổn định thị trường những tháng cuối năm, ngành Chăn nuôi đang tích cực phối hợp với các cơ quan thú y để kiểm soát tình hình dịch bệnh, đồng thời đảm bảo nguồn cung thịt.

Nhập khẩu thịt gia súc, gia cầm tăng mạnh

Những tháng đầu năm, do dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến cho nguồn cung trong nước chưa được ổn định, vì thế lượng nhập khẩu nhiều loại thịt trong 7 tháng tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước.

Theo thống kê của Cục Chăn nuôi, trong 7 tháng năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 1.941 tấn thịt lợn, tăng 9,4% so cùng kỳ năm 2013 với kim ngạch nhập khẩu khoảng 3,53 triệu USD.

Thịt nhập khẩu chủ yếu là thịt vai, thịt đùi, chân giò đông lạnh… có giá nhập khẩu khoảng 1,8 USD/kg. Về thị trường, hiện nay thịt lợn nhập khẩu chủ yếu từ 8 quốc gia là Canada (28,2%), Tây Ban Nha (25,8%), Mỹ (19,2%), Đức (14,4%), Pháp (5%), Đan Mạch (4,2%) và Australia (2%).

Từ kết quả phân tích thị trường nhập khẩu cho thấy, sản lượng thịt lợn nhập tăng chủ yếu từ các thị trường cung cấp mới như Đức, Pháp, Đan Mạch… trong khi đó các thị trường truyền thống đều giảm tỷ trọng so với năm 2013. Cụ thể, thị trường Mỹ giảm mạnh từ 23,3% còn 19,2%; Canada giảm từ 33,2% còn 28,2%.

Phần lớn các lô hàng thịt lợn nhập khẩu chính ngạch vào Việt Nam đều thông quan tại các cảng Hải Phòng và TPHCM với mức bình quân khoảng 250-300 tấn/tháng, riêng tháng 5 sản lượng tăng đột biến, đạt 475 tấn.

Trong khi đó thịt gà nhập khẩu đạt sản lượng trên 51.000 tấn, tăng 22,2% so cùng kỳ năm 2013 với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt gần 54,5 triệu USD. Hiện Việt Nam nhập khẩu thịt gà từ 22 quốc gia, chủ yếu là từ Mỹ, Brazil, Hàn Quốc và Iran, trong đó lượng nhập từ Mỹ chiếm mức cao nhất với khoảng 51,1%. Nhìn chung sản lượng và kim ngạch nhập khẩu thịt gà đều tăng, ngoại trừ thị trường Mỹ…

Chuyển dịch nhanh theo hướng trang trại an toàn

Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, khác với quy luật của những năm gần đây, các tháng đầu năm 2014, giá sản phẩm chăn nuôi ở phía Nam biến động và tăng nhẹ so với khu vực miền Trung và các tỉnh phía Bắc, nhất là với giá lợn và gà lông màu.

Cụ thể, giá lợn hơi ở các tỉnh phía Bắc luôn thấp hơn các tỉnh phía Nam từ 5.000-8.000 đồng/kg, kéo dài trong suốt quý II và hiện vẫn chưa có dấu hiệu cân bằng trở lại.

Một trong những nguyên nhân chính, theo đánh giá của Cục Chăn nuôi là do sau một thời gian chăn nuôi lợn không có lãi, người chăn nuôi các tỉnh phía Nam đã giảm đàn hoặc bỏ trống, gây ảnh hưởng đến nguồn cung thịt lợn cho thị trường khu vực này.

Ngược lại, ở khu vực phía Bắc, do chăn nuôi lợn siêu nạc giữ được mức sản lượng cao trong thời gian dài làm cho nguồn cung lớn hơn cầu khiến giá lợn giảm so với khu vực phía Nam.

Ông Nguyễn Văn Trọng cũng cho biết, hiện nay cơ cấu sản xuất chăn nuôi đang tiếp tục chuyển đổi nhanh theo hướng trang trại, hộ lớn chuyên nghiệp và xuất hiện ngày càng nhiều các mô hình liên kết trong sản xuất. Hiện đã có nhiều mô hình chăn nuôi gia công, HTX và các chuỗi sản xuất thịt, trứng sạch khép kín tại Hà Nội, Hà Nam, Bắc Giang, Đồng Nai, TPHCM ở quy mô lớn...

Một trong những nguyên nhân quan trọng để góp phần làm thị trường chăn nuôi có thể bền vững là làm tốt công tác thú y.

Vừa qua, Bộ NNPTNT đã phê duyệt đề án “Thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với gia súc và gia cầm giai đoạn 2014-2018”. Đề án triển khai từ nay đến hết năm 2018 với chi phí hơn 73 tỷ đồng mỗi năm.

Mục tiêu đề án nhằm triển khai mô hình những vùng chăn nuôi “nói không” với dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, đảm bảo thực phẩm sạch cho người tiêu dùng và xuất khẩu.

7 địa phương triển khai thí điểm gồm: Nam Định, Thái Bình, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh. Đây là những tỉnh, thành phố có số lượng gia súc, gia cầm lớn được chăn nuôi cung ứng cho 2 thị trường lớn là Hà Nội và TPHCM.

Nhờ kết hợp chăn nuôi quy mô lớn và đảm bảo công tác thú y nên hiện nay thị trường thực phẩm thịt tươi sống đang đà hồi phục và phát triển với mức tăng trưởng toàn ngành trong 6 tháng 2014 đạt khoảng 3%.

Với mức tăng trưởng này, ông Trọng dự báo nhiều khả năng tăng trưởng của ngành chăn nuôi trong cả năm 2014 sẽ đạt trên 5%, đảm bảo nguồn cung đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong nước…

Để góp phần cân đối thị trường thực phẩm từ nay đến cuối năm 2014 và thời gian tiếp theo, Cục Chăn nuôi cho biết, cùng với việc tập trung quyết liệt hơn nữa công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giống, thức ăn chăn nuôi, chấp hành nghiêm quy định trong xuất nhập khẩu, Cục cũng sẽ sớm đề xuất một số chính sách liên quan đến phát triển và khuyến khích hỗ trợ chuỗi chăn nuôi lợn thịt gắn với chế biến và định hướng xuất khẩu để kịp thời cân đối cung cầu trong nước.

Bên cạnh đó sẽ đẩy mạnh công tác dự báo thị trường; xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất sản phẩm chăn nuôi; khơi thông, tìm kiếm đối tác mở rộng thị trường mới.


Có thể bạn quan tâm

Ngư Dân Trúng Cá Mè Ngư Dân Trúng Cá Mè

Những ngày qua, hồ thủy lợi Phú Ninh xả lũ, cá mè theo dòng nước ra sông nên ngư dân các xã Tam Phú, phường Hòa Hương (TP.Tam Kỳ), Núi Thành (Quảng Nam) được mùa đánh bắt.

20/11/2013
Nuôi Trồng Thủy Sản Trong Mùa Mưa Bão Nuôi Trồng Thủy Sản Trong Mùa Mưa Bão

Do ảnh hưởng của các đợt mưa lụt mới đây, nhiều hộ nuôi tôm, cua… tại phường Ninh Hà (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã rơi vào cảnh trắng tay. Ngành chức năng đã khuyến cáo không tiếp tục thả nuôi trong thời gian mưa bão, nhưng với hy vọng mong manh rằng thời tiết sẽ thuận nên người nuôi đã phải gánh chịu thiệt hại.

20/11/2013
Manh Nha Mô Hình Nuôi Động Vật Hoang Dã Manh Nha Mô Hình Nuôi Động Vật Hoang Dã

Nói về mô hình nuôi động vật hoang dã, ông Nguyễn Tấn Lực, Trưởng phòng Kinh tế huyện Dầu Tiếng (Bình Dương), nhận định: Các mô hình này rất có tiềm năng, phù hợp với tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM) cũng như chương trình phát triển nông nghiệp đô thị, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ dân trên địa bàn huyện, nhất là tại các xã xây dựng NTM trong tương lai…

20/11/2013
90% Diện Tích Lúa Được Thu Hoạch Bằng Máy 90% Diện Tích Lúa Được Thu Hoạch Bằng Máy

Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp phát triển góp phần tăng diện tích trồng lúa hàng năm của An Giang trên 600.000 héc-ta, đạt sản lượng gần 4 triệu tấn.

20/11/2013
Sản Xuất Rau An Toàn Vẫn Chưa Hết Khó Sản Xuất Rau An Toàn Vẫn Chưa Hết Khó

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày, thế nhưng tình trạng ô nhiễm vi sinh vật, hoá chất độc hại, kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên rau, đặc biệt là rau ăn lá, đã ảnh hưởng đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường. Sản xuất và cung ứng rau an toàn đang là câu chuyện được các cấp, các ngành và cộng đồng quan tâm. Thế nhưng sản xuất rau an toàn vẫn gặp khó...

20/11/2013