Chăn nuôi quy mô lớn gắn với đảm bảo an toàn dịch bệnh

Chăn nuôi theo quy mô lớn gắn với đảm bảo an toàn về dịch bệnh đang được nhiều địa phương chú trọng hơn.
Theo số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê, trong tháng 8/2015, đàn trâu, bò cả nước phát triển khá ổn định do dịch bệnh lớn không xảy ra. Ước tính, tổng số trâu của cả nước chỉ giảm khoảng 1%, đàn bò tăng khoảng 2,5% so với cùng kỳ năm 2014.
Chăn nuôi lợn diễn ra khá thuận lợi, các mô hình chăn nuôi có quy mô lớn, năng suất cao, an toàn dịch bệnh gắn với bảo vệ môi trường đang có chiều hướng phát triển. Theo kết quả điều tra sơ bộ tại thời điểm 1/7 của Tổng cục Thống kê, tổng số lợn của cả nước có 27,7 triệu con, tăng 2,82% so với cùng kỳ năm 2014.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, tổng số gia cầm của cả nước có 347 triệu con, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2014.
Đàn gia cầm chủ yếu được phát triển mạnh tại các cơ sở chăn nuôi có quy mô gia trại và trang trại. Hiện nay, chăn nuôi gia cầm với quy mô lớn, đảm bảo an toàn dịch bệnh ngày càng được các địa phương chú trọng, trong khi chăn nuôi nhỏ lẻ đang có xu hướng giảm dần.
Theo thông tin từ Bộ NN&PTNT, tính đến ngày 23/8, cả nước còn một hộ chăn nuôi thuộc xã Nhị Long Phú, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, một hộ chăn nuôi thuộc xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, một hộ chăn nuôi thuộc xã Tham Đồn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng và một hộ chăn nuôi thuộc xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày (nếu qua 21 ngày mà vẫn khống chế được dịch bệnh là đảm bảo an toàn cho vật nuôi).
Có thể bạn quan tâm

Từ chủ đề thời sự nhất với XK nông sản là vải thiều lên máy bay đi Mỹ, Úc, nông sản Việt Nam nói chung, rau quả nói riêng đã tiến những bước rất dài.
Sau hành tím Vĩnh Châu và ổi lê, nhà vườn trồng đu đủ ở ĐBSCL như đang ngồi trên đống lửa vì đến kỳ thu hoạch nhưng chẳng thương lái nào mua, dù giá bán rẻ mạt.

Khác với mọi năm, vụ mùa vải thiều này, các chủ hàng được xuất bán qua các cửa khẩu chính của Lạng Sơn, như: Tân Thanh, Cốc Nam (huyện Văn Lãng), Chi Ma (huyện Lộc Bình). Hàng hóa trao đổi nhanh chóng, giá cả nhích lên từng ngày.

Cơ quan Lương thực quốc gia Philippines (NFA) cho biết, Việt Nam đã dẫn đầu trong buổi đấu thầu cuối tuần qua về cung cấp gạo cho Philippines, với mức giá chào bán 410,12 USD/tấn, thấp hơn giá của Thái Lan.

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản chủ lực của Việt Nam như gạo, càphê, cao su và thủy sản đã bị suy giảm nghiêm trọng, tác động xấu đến nông nghiệp Việt Nam.