Chăn nuôi lợn an toàn sinh học tại Sơn Động Bắc Giang

Hiện, nhà đầu tư đã giải phóng được hơn 60 ha mặt bằng (đạt 54% kế hoạch) tại các thôn Tảu, Điệu, Đồng Chòi. Dự kiến dự án hoàn thành, đi vào hoạt động từ tháng 6-2016.
Trước đó, ngày 4-5-2015, UBND tỉnh có văn bản đồng ý chủ trương cho phép Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn theo công nghệ an toàn sinh học giai đoạn một tại các huyện Sơn Động và Lục Ngạn với tổng diện tích 150 ha;
Quy mô chăn thả 1,2 nghìn con giống thuần chủng GP, 5 nghìn lợn nái sinh sản, 140 nghìn lợn thịt/năm; dự kiến tạo việc làm cho hàng trăm lao động trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Theo kế hoạch, năm 2014 toàn tỉnh Nam Định phấn đấu diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 15.567ha các loại; trong đó nuôi nước ngọt 9.408ha tập trung vào các loại cá truyền thống và 6.159ha nuôi mặn lợ chủ yếu là tôm sú, tôm thẻ chân trắng, ngao, cá bống bớp...

Lên vùng rú cát Quảng Vinh (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) lập trang trại, không biết bao lần ông Lê Đình Cầu khi thử nghiệm các mô hình kinh tế mới. Sau nhiều năm, cuối cùng ông cũng thành công với mô hình nuôi vịt khép kín, với thu nhập mỗi năm lên đến 6 tỷ đồng, trong đó lãi gần 1,5 tỷ đồng.

Việc xây dựng hệ thống thủy lợi riêng cho ngành Thủy sản, ngành có nhiều khả năng sẽ mang về khoảng 7 tỷ USD trong năm nay là một quyết định tuy hơi muộn nhưng chứng tỏ các nhà quản lý đã đánh giá đúng vai trò của thủy sản nuôi trong nền kinh tế.

Việc xen canh dứa gai với cao su không những đem lại thu nhập cao cho nông dân mà còn có tác dụng giúp đất tơi xốp, tăng cường dưỡng chất cho sự phát triển của cây cao su. Với hiệu quả đem lại, xã Ngọc Trung đang khuyến khích nông dân mở rộng diện tích trồng dứa gai xen cao su.

Hơn mười năm qua, Tổ hợp tác (THT) Đầm Chông thuộc làng biển Mỹ Tân (xã Thanh Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận) luôn bám biển, phát huy nghề truyền thống đánh bắt thuỷ sản bằng lưới đăng hiệu quả, tạo công ăn việc làm và ổn định thu nhập cho hàng chục lao động địa phương.