Chăn Nuôi Gia Cầm Có Dấu Hiệu Khởi Sắc

Đến thời điểm hiện nay, chăn nuôi gia cầm phát triển ổn định và đang có dấu hiệu khởi sắc. Tập trung chủ yếu ở đàn gà công nghiệp do các hộ và trang trại hợp đồng nuôi cho một số doanh nghiệp nước ngoài nên có đầu ra ổn định.
Đối với đàn vịt cũng có bước phát triển, chủ yếu ở hộ gia đình và trang trại. Riêng đối với đàn ngan, ngỗng phát triển không ổn định do nuôi nhỏ lẻ. Sản lượng thịt gà trong 9 tháng đạt hơn 7.700 tấn, tăng gần 2,5%; vịt đạt 1.700 tấn, tăng 2,7%; ngan, ngỗng đạt 61 tấn, tăng 1,67% so cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, nuôi chim cút có dấu hiệu chựng lại, do điều kiện nuôi chủ yếu tập trung trong khu dân cư, bốc mùi hôi gây ô nhiễm môi trường, tác động đến đời sống của những người chung quanh.
Trong khi chăn nuôi gia cầm đang khởi sắc lại, thì chăn nuôi gia súc có xu hướng giảm mạnh ở đàn trâu, bò do bị thu hẹp diện tích chăn thả. Nuôi heo cũng giảm do chi phí thức ăn và phòng bệnh cao, trong khi giá cả liên tục rớt. Do hiệu quả thấp, nhiều rủi ro nên nhiều hộ nuôi quy mô nhỏ lẻ ngưng sản xuất, một số trang trại cũng giảm đàn.
Theo Cục Thống kê Tây Ninh, 9 tháng năm 2013, sản lượng thịt trâu xuất chuồng ước đạt 2.280 tấn, giảm hơn 10% so cùng kỳ; sản lượng thịt bò (trên 5.650 tấn), thịt heo (đạt 32.730 tấn) đều giảm 5% so cùng kỳ.
Có thể bạn quan tâm

Chiều qua 21.8, ông Nguyễn Văn Hòa - Trưởng trạm Thú y huyện Duy Xuyên cho biết, sau hơn 10 ngày tích cực hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp điều trị và triển khai vệ sinh chuồng trại, phun tiêu độc, khử trùng trên diện rộng, đến nay 22 con trâu, bò bị nhiễm bệnh lở mồm long móng ở thôn Vân Quật (xã Duy Thành) đã khỏi bệnh hoàn toàn.

Vụ hè thu này huyện Thăng Bình gieo sạ được 7.250ha lúa. tuy nhiên 2 tuần gần đây trên cây lúa bắt đầu xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở nhiều địa phương.

Ngày 22-8, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ninh Sơn phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật tổng kết mô hình “1 phải, 5 giảm” trên cây lúa vụ hè- thu 2013.

Công tác tập huấn thường xuyên vẫn được chú trọng, đặc biệt là vào mùa vụ chính; tuy nhiên kết quả chưa đạt yêu cầu do không chiêu sinh được nông dân vì không có kinh phí hỗ trợ tiền ăn nên người dân không tham gia tập huấn, ảnh hưởng đến kết quả vùng nuôi tôm của tỉnh.

Để giúp các hộ nuôi từng bước chuyển dần hình thức nuôi tôm từ quảng canh cải tiến sang bán thâm canh theo hướng bền vững, năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm trong ao đất có quạt nước theo hướng bền vững do anh Nguyễn Trọng Định làm chủ mô hình.