Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chăn Nuôi Gia Cầm Có Dấu Hiệu Khởi Sắc

Chăn Nuôi Gia Cầm Có Dấu Hiệu Khởi Sắc
Ngày đăng: 07/10/2013

Đến thời điểm hiện nay, chăn nuôi gia cầm phát triển ổn định và đang có dấu hiệu khởi sắc. Tập trung chủ yếu ở đàn gà công nghiệp do các hộ và trang trại hợp đồng nuôi cho một số doanh nghiệp nước ngoài nên có đầu ra ổn định.

Đối với đàn vịt cũng có bước phát triển, chủ yếu ở hộ gia đình và trang trại. Riêng đối với đàn ngan, ngỗng phát triển không ổn định do nuôi nhỏ lẻ. Sản lượng thịt gà trong 9 tháng đạt hơn 7.700 tấn, tăng gần 2,5%; vịt đạt 1.700 tấn, tăng 2,7%; ngan, ngỗng đạt 61 tấn, tăng 1,67% so cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, nuôi chim cút có dấu hiệu chựng lại, do điều kiện nuôi chủ yếu tập trung trong khu dân cư, bốc mùi hôi gây ô nhiễm môi trường, tác động đến đời sống của những người chung quanh.

Trong khi chăn nuôi gia cầm đang khởi sắc lại, thì chăn nuôi gia súc có xu hướng giảm mạnh ở đàn trâu, bò do bị thu hẹp diện tích chăn thả. Nuôi heo cũng giảm do chi phí thức ăn và phòng bệnh cao, trong khi giá cả liên tục rớt. Do hiệu quả thấp, nhiều rủi ro nên nhiều hộ nuôi quy mô nhỏ lẻ ngưng sản xuất, một số trang trại cũng giảm đàn.

Theo Cục Thống kê Tây Ninh, 9 tháng năm 2013, sản lượng thịt trâu xuất chuồng ước đạt 2.280 tấn, giảm hơn 10% so cùng kỳ; sản lượng thịt bò (trên 5.650 tấn), thịt heo (đạt 32.730 tấn) đều giảm 5% so cùng kỳ.


Có thể bạn quan tâm

Quảng Nam Hỗ Trợ Kinh Phí Gia Cầm Bị Tiêu Hủy Quảng Nam Hỗ Trợ Kinh Phí Gia Cầm Bị Tiêu Hủy

Ngày 30/12, UBND tỉnh Quảng Nam thông qua quyết định cấp bổ sung hơn 300 triệu đồng cho huyện Duy Xuyên, từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh năm 2014, để thực hiện chi hỗ trợ cho các chủ vật nuôi có gia cầm bị tiêu hủy do dịch bệnh. Trong năm qua, huyện Duy Xuyên tiêu hủy hơn 14.000 con vịt bị nhiễm cúm gia cầm.

31/12/2014
Cần Triển Khai Có Hiệu Quả Việc Ứng Dụng Tiến Bộ KHCN Trong Sản Xuất Nông Nghiệp Cần Triển Khai Có Hiệu Quả Việc Ứng Dụng Tiến Bộ KHCN Trong Sản Xuất Nông Nghiệp

Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy công tác ứng dụng KHCN vào sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế, tỷ lệ các hộ nông dân ứng dụng KHCN còn ít. Vì vậy, chất lượng, sản phẩm, giá trị tạo ra từ KHCN vẫn chưa cao, sức cạnh tranh của nông sản Bình Thuận còn yếu.

02/01/2015
Tạo Thuận Lợi Để Ngư Dân Vay Vốn Theo Nghị Định 67 Tạo Thuận Lợi Để Ngư Dân Vay Vốn Theo Nghị Định 67

Theo ông Nguyễn Hữu Long – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì đến nay đã phê duyệt danh sách đóng mới, nâng cấp tàu cá đã trình UBND tỉnh phê duyệt 82 trường hợp. Huyện Phú Quý có số đăng ký cao nhất với 51 tàu, Phan Thiết 8 tàu, La Gi 22 tàu và Tuy Phong 1 tàu. Trong đó, 71 tàu đóng mới (9 tàu dịch vụ hậu cần và 62 tàu khai thác hải sản xa bờ), nâng cấp, thay mới với tổng kinh phí lên đến 602,51 tỷ đồng.

02/01/2015
Xuất Khẩu Thủy Sản Vượt Gần 1 Tỉ USD So Với Kế Hoạch Xuất Khẩu Thủy Sản Vượt Gần 1 Tỉ USD So Với Kế Hoạch

Trừ mặt hàng cá ngừ giảm 9%, các ngành thủy sản xuất khẩu còn lại đều có sự tăng trưởng. Trong khi cá tra chỉ tăng nhẹ 0,6% so với năm 2013 đạt 1,77 tỉ USD, xuất khẩu tôm lại tăng mạnh tới 28% với kim ngạch 3,9 tỉ USD.

02/01/2015
Thiếu Nguyên Liệu Phục Vụ Các Nhà Máy Chế Biến Hải Sản Thiếu Nguyên Liệu Phục Vụ Các Nhà Máy Chế Biến Hải Sản

Mỗi năm sản lượng khai thác hải sản của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi hơn 110.000 tấn. Trong khi đó các Nhà máy chế biến hải sản chỉ cần 1/10 sản lượng này là đủ hoạt động nhưng không được đáp ứng. Nguyên nhân do các cửa biển thường bị bồi lấp, hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá còn hạn chế nên tàu thuyền của ngư dân không về các cảng cá của tỉnh Quảng Ngãi để tiêu thụ sản phẩm.

02/01/2015